Đề kiểm tra Địa Lí 10 theo PPCT

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Phần dưới là danh sách Top 34 Đề kiểm tra Địa Lí 10 Học kì 1 có đáp án, cực hay. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Địa Lí lớp 10.

Đề kiểm tra Địa Lí 10 theo PPCT

Đề kiểm tra Địa Lí 10 theo chương

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Địa lí 10

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1:Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: 1 điểm

A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ         B. Phân bố tập trung theo điểm

C. Phân bố theo tuyến        D. Phân bố ở phạm vi rộng

Câu 2:Phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm lưới chiếu: 1 điểm

A. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng

B. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực

C. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực

D. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là đường cong đồng quy ở cực

Câu 3:Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào: 1 điểm

A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ

B. Hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

C. Vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ

D. Bảng chú giải, hình dạng lãnh thổ

Câu 4:Trái Đất có những chuyển động chính nào?1 điểm

A. Tự quay quanh trục và quay quanh các hành tinh khác

B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời

C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác

D. Tự quay quanh trục và chuyển động hành ê líp

Câu 5:Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Bắc trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở: 1 điểm

A. Hướng chính đông        B. Hướng chếch về phía Đông Nam

C. Hướng chếch về phía Đông Bắc        D. B và C đúng

Câu 6:Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 1 lần ở vùng:1 điểm

A. Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam         B. Nội chí tuyến

C. Xích đạo       D. Ngoại chí tuyến

Câu 7:Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?1 điểm

A. Mùa hạ.     B. Mùa đông.     C. Mùa xuân.     D. Mùa thu.

Câu 8:Xâm thực, mài mòn, thổi mòn là tên gọi khác của quá trình: 1 điểm

A. Phong hóa     B. Bóc mòn     C. Vận chuyển     D. Bồi tụ

Câu 9:Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp nhân Trái Đất: 1 điểm

A. Có độ dày lớn nhất, Nhiệt độ và áp suất lớn nhất

B. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng

C. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn

D. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong

Câu 10:Khối khí ký hiệu P có đặc điểm: 1 điểm

A. Khối khí cực: rất lạnh        B. Khối khí ôn đới: lạnh

C. Khối khí chí tuyến: rất nóng        D. Khối khí xích đạo: nóng ẩm

Đáp án

Câu 1: 1 điểm

Phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố phân tán, lẻ tẻ.

Chọn: A.

Câu 2: 1 điểm

Phép chiếu phương vị đứng có đặc điểm lưới chiếu là các vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực.

Chọn: B.

Câu 3: 1 điểm

Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào mạng lưới kinh vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.

Chọn: A.

Câu 4: 1 điểm

Trái Đất có hai chuyển động chính, đó là tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Các chuyển động này đã tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái Đất.

Chọn: B.

Câu 5: 1 điểm

Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Bắc trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở hướng chếch về phía Đông Nam.

Chọn: B.

Câu 6: 1 điểm

Trên bề mặt Trái Đất hiện tượng Mặt Trời lên thiên đình trong năm xuất hiện hai lần trong vùng nội chí tuyết, một lần ở chí tuyến (Bắc, Nam) và các địa điểm nằm trong vùng ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Chọn: A.

Câu 7: 1 điểm

Vào mùa hạ trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại và đêm càng dài ra.

Chọn: A.

Câu 8: 1 điểm

Xâm thực, mài mòn, thổi mòn là tên gọi khác của quá trình bóc mòn.

Chọn: B.

Câu 9: 1 điểm

Đặc điểm của lớp nhân Trái Đất: Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất; Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng và lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn so với lớp nhân trong.

Chọn: C.

Câu 10: 1 điểm

Khối khí ký hiệu P có đặc điểm là khối khí ôn đới lạnh.

Chọn: B.

Đề thi Giữa học kì 1

Môn: Địa lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1:Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện hiện tượng, đối tượng có đặc điểm:0.5 điểm

A. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng

B. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ

C. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng

D. Các kí hiệu thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng địa lí

Câu 2:Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là:0.5 điểm

A. Hướng gió, các dãy núi,…         B. Dòng sông, dòng biển,…

C. Hướng gió, dòng biển,…         D. Các thảm thực vật, động vật

Câu 3:Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là:0.5 điểm

A. Cực Bắc và cực Nam.

B. Vùng từ chí tuyến nên cực.

C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.

D. Khắp bề mặt Trái Đất.

Câu 4:Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng:0.5 điểm

A. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời

B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời

C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh

D. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh

Câu 5:. Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích: 0.5 điểm

A. Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành

B. Phân bố thành một lớp liên tục

C. Có nơi mỏng, nơi dày

D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất

Câu 6:Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào:0.5 điểm

A. Nguồn gốc hình thành của đá

B. Tính chất hoá học của đa

C. Tính chất vật lí của đá

D. Tuổi của đá

Câu 7:Càng lên cao khí áp càng: 0.5 điểm

A. thấp     B. cao     C. trung bình     D. không thay đổi

Câu 8:Kiểu khí hậu nào có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa? 0.5 điểm

A. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

D. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Phần tự luận

Câu 1:3 điểm

Hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Câu 2:1,5 điểm

Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Câu 3:1,5 điểm

Nói rõ vai trò cùa khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?

Đáp án

Phần trắc nghiệm(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện tượng, đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.

Chọn: B.

Câu 2. Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là hướng gió, các dòng biển,…

Chọn: C.

Câu 3. Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là trong vùng nội chí tuyến.

Chọn: C.

Câu 4. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh.

Chọn: C.

Câu 5. Đặc điểm của tầng đá trầm tích: Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành, phân bố thành một lớp không liên tục, có nơi mỏng nơi dàyvà là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

Chọn: B.

Câu 6. Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào nguồn gốc hình thành của các loại đá.

Chọn: A.

Câu 7. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ nên khí áp giảm (thấp).

Chọn: A.

Câu 8. Kiểu khí hậu có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Chọn: C.

Phần tự luận

Câu 1.

* Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh

– Khu vục có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. (0,75 điểm)

– Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. (0,75 điểm)

– Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực. (0,5 điểm)

* Giải thích nguyên nhân

– Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23 độ 27’ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23 độ 27’ N lên 23 độ 27′ B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. (0,5 điểm)

– Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66 độ 33′. Để tạo góc 90 độ thì góc phụ phải là 23 độ 27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23 độ 27’. (0,5 điểm)

Câu 2.

– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. (0,5 điểm)

– Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là các nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, năng lượng của các phản ứng hoá học,… (1 điểm)

Câu 3.

– Cung cấp ôxi và các loại khí cần thiết khác cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sự sống trên Trái Đất. (0,75 điểm)

– Là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi các tác nhân gây hại từ bức xạ của Mặt Trời. (0,75 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Địa lí 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:Vùng ven biển gần các dòng biển lạnh sẽ chịu ảnh hưởng gây ra: 1 điểm

A. Độ ẩm cao, mưa nhiều        B. Khô hạn, ít mưa

C. Mưa trung bình           D. Độ ẩm thấp, mưa nhiều

Câu 2:Sông chảy theo hướng nam – bắc qua ba miền khí hâu khác nhau:

A. Sông Công Gô     B. Sông Amazôn     C. Sông Nin     D. Sông Vonga

Câu 3:Các hồ hình thành từ các vết nứt trên vỏ Trái Đất thường có hình dạng: 1 điểm

A. Hình tròn     B. Hình móng ngựa     C. Hình bán nguyệt     D. Kéo dài

Câu 4:Ở địa hình bằng phẳng các tầng đất thường:1 điểm

A. Dày, nhiều chất dinh dưỡng        B. Mỏng, ít chất dinh dưỡng

C. Dày, ít chất dinh dưỡng        D. Mỏng, nhiều chất dinh dưỡng

Câu 5:Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên: 1 điểm

A. Quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu

B. Quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày

C. Quá trình phá hủy đá không diễn ra được, không có lớp đất phủ lên bề mặt

D. Đá bị phá hủy rất nhanh, lớp đất phủ trên bề mặt rất dày

Câu 6:Sự phân bố các đới khí hậu, các nhóm đất trên Trái Đất biểu hiện của quy luật:1 điểm

A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh        B. Quy luật phi địa đới

C. Quy luật nhịp điệu        D. Quy luật địa đới

Câu 7:Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm:1 điểm

A. Toàn bộ vỏ Trái Đất       B. Vỏ Trái Đất và khí quyển bên trên

C. Toàn bộ các địa quyển       D. Các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau

Câu 8:Những yếu tố KT – XH kìm hãm sự phát triển nông nghiệp của các nước thuộc địa trước đây:1 điểm

A. Quan hệ chiếm hữu ruộng đất.        B. Nguồn nhân lực thiếu kỹ thuật.

C. Thiếu thị trường tiêu thụ.        D. Chính sách của nhà cầm quyền

Câu 9:. Các động vật hoang dã được thuần dưỡng, chăm sóc và chọn giống được gọi là:1 điểm

A. Vật nuôi.        B. Động vật trong nhà.

C. Động vật hoang dã.        D. Động vật thuần chủng.

Câu 10:Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của một nước, được gọi là:1 điểm

A. Nguồn lực tự nhiên        B. Nguồn lực tự nhiên – xã hội

C. Nguồn lực từ bên trong        D. Nguồn lực từ bên ngoài

Đáp án

Câu 1:1 điểm

Vùng ven biển gần các dòng biển lạnh thường có thời tiết khô hạn và rất ít mưa.

Chọn: B.

Câu 2: 1 điểm

Sông Nin là sông dài nhất thế giới, chảy theo hướng nam – bắc qua ba miền khí hâu khác nhau.

Chọn: C.

Câu 3:1 điểm

Các hồ hình thành từ các vết nứt trên vỏ Trái Đất thường có hình dạng kéo dài.

Chọn: D.

Câu 4:1 điểm

Ở địa hình bằng phẳng các tầng đất thường rất dày và nhiều chất dinh dưỡng

Chọn: A.

Câu 5:1 điểm

Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.

Chọn: A.

Câu 6:1 điểm

Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật là biểu hiện của quy luật địa đới.

Chọn: D.

Câu 7: 1 điểm

Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) bao gồm các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Chọn: D.

Câu 8:1 điểm

Những yếu tố KT – XH kìm hãm sự phát triển nông nghiệp của các nước thuộc địa trước đây là quan hệ chiếm hữu ruộng đất.

Chọn: A.

Câu 9: 1 điểm

Các động vật hoang dã được thuần dưỡng, chăm sóc và chọn giống được gọi là vật nuôi.

Chọn: A.

Câu 10: 1 điểm

Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội của một nước, được gọi là nguồn lực từ bên trong.

Chọn: C.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 903

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống