Top 4 Đề thi GDCD 7 Giữa học kì 1 có đáp án

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

    Đề kiểm tra GDCD lớp 7

    Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. V là người không tự tin.

B. V là người tiết kiệm.

C. V là người nói khoác.

D. V là người trung thực.

Câu 2: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?

A. Tự tin.

B. Tự ti.

C. Trung thực .

D. Tiết kiệm.

Câu 3: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm.

B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

D. Cả A,B, C.

Câu 4: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

A. Giúp con người có thêm sức mạnh.

B. Giúp con người có thêm nghị lực.

C. Giúp con người làm nên sự nghiệp lớn.

D. Cả A,B, C.

Câu 5: Đối lập với tự tin là?

A. Tự ti, mặc cảm.

B. Tự trọng.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Câu 6: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là ?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A,B, C.

Câu 7: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

B. Phô trương cho mọi người biết .

C. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.

D. Cả A và C.

Câu 8 : Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Lưu giữ nghề làm gốm.

B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

D. Cả A,B, C.

Câu 9 : Biểu hiện của việc không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.

B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.

C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.

D. Cả A,B, C.

Câu 10:Câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 11:Câu nói: Gia đình là tế bào của xã hội nói về điều gì ?

A. Vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội.

B. Tính chất của gia đình.

C. Mục đích của gia đình.

D. Đặc điểm của gia đình.

Câu 12: Gia đình nhà hàng xóm có chồng suốt ngày rượu say đánh vợ, con trai thì bị nghiện, trộm cắp và bị bắt đi tù; con gái đạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Toán; vợ sống hòa thuận với hàng xóm láng giềng. Gia đình này có đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa không ?

A. Không vì con bị đi tù.

B. Không vì chồng thì nghiện rượu đánh vợ.

C. Có vì có con gái đạt giải cao và vợ sống hòa thuận với láng giềng.

D. Cả A và B.

Câu 13 : Biểu hiện của gia đình văn hóa là?

A. Bố mẹ yêu thương con cái.

B. Con cái có quyền góp ý với bố mẹ những việc lớn trong gia đình.

C. Sống hòa thuận, đoàn kết với hàng xóm láng giềng.

D. Cả A,B, C.

Câu 14 : Biểu hiện của gia đình không có văn hóa là?

A. Con cái đánh bố mẹ.

B. Bố mẹ ly thân.

C. Không tham gia các hoạt động tập thể tại địa phương.

D. Cả A,B, C.

Câu 15: Thời xưa, chỉ có con trai mới được đi học còn con gái phải ở nhà cơm nước. Điều kiện đó đến ngày nay có được công nhận là gia đình có văn hóa không ?

A. Có vì chỉ có con trai mới đủ sức khỏe đi học.

B. Có vì con gái yêu đuối nên chỉ phù hợp với việc nhà.

C. Không vì nam và nữ bình đẳng.

D. Cả A và B.

Câu 16:Câu tục ngữ: Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 17: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?

A. Xa lánh bạn D.

B. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.

C. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.

D. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.

Câu 18 : Biểu hiện của khoan dung là?

A. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn.

B. Nhường nhịn bạn bè và các em nhỏ.

C. Góp ý giúp bạn sửa sai.

D. Cả A,B, C.

Câu 19: Yêu thương con người là gì?

A. Quan tâm người khác.

B. Giúp đỡ người khác.

C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.

D. Cả A,B, C.

Câu 20: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu quý và kính trọng.

B. Mọi người kính nể và yêu quý.

C. Mọi người coi thường.

D. Mọi người xa lánh.

Câu 21: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

A. Lòng yêu thương mọi người.

B. Tinh thần đoàn kết.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Lòng trung thành.

Câu 22: hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

B. Đức tính tiết kiệm.

C. Tinh thần kỷ luật.

D. Lòng yêu thương con người.

Câu 23: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì ?

A. Lên án, tố cáo.

B. Làm theo.

C. Không quan tâm.

D. Nêu gương.

Câu 24: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

C. Căm ghét thầy cô.

D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 25: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào ?

A. D là người vô trách nhiệm.

B. D là người vô tâm.

C. D là người vô ơn.

D. D là người vô ý thức.

Câu 26 : Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?

A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.

B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.

C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.

D. Cả A,B, C.

Câu 27 : Đối lập với tôn sư trọng đạo là ?

A. Trách nhiệm.

B. Vô ơn.

C. Trung thành.

D. Ý thức.

Câu 28: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Không có mối quan hệ với nhau.

B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.

C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.

D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 29: Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là ?

A. Tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức.

B. Có ý thức và trách nhiệm.

C. Có văn hóa và trách nhiệm.

D. Tự giác tuân thủ nội quy và quy chế.

Câu 30: Vào lúc rảnh rỗi, D dành 1 phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và 1 phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người như thế nào?

A. D là người có lòng tự trọng.

B. D là người có đạo đức và kỉ luật.

C. D là người sống giản dị.

D. D là người trung thực.

Câu 31: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.

D. Cả A,B, C.

Câu 32: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Tiết kiệm.

D. Trung thực.

Câu 33: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.

C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.

D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

Câu 34: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

B. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.

C. Nhận được sự quý trọng của mọi người.

D. Cả A,B, C.

Câu 35: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào ?

A. V là người không có lòng tự trọng.

B. V là người lười biếng.

C. V là người dối trá.

D. V là người vô cảm.

Câu 36:Câu tục ngữ : Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì ?

A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.

B. Tinh thần yêu nước.

C. Sự trung thành.

D. Khiêm tốn.

Câu 37: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó được gọi là?

A. Đoàn kết.

B. Tương trợ.

C. Khoan dung.

D. Trung thành.

Câu 38: Hành động giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học chơi game được gọi là gì?

A. Đoàn kết.

B. Tương trợ.

C. Việc làm xấu.

D. Khoan dung.

Câu 39: Sống đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.

B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.

D. Cả A,B,

C.

Câu 40: Vào 1 buổi đi xem ca nhạc tại công viên có rất nhiều người chen lấn nhau để được vào hàng đầu để nhìn và nghe ca sỹ hát, trong lúc em đứng xem thì thấy có 1 em nhỏ đững một mình khóc rất to và gọi tên bố mẹ nhưng không có ai nhận bé. Trong tình huống đó em sẽ làm gì ?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Đứng nhìn một lúc rồi đi chỗ khác vì sợ lừa đảo.

C. Đưa em bé đó đến gặp công an để nhờ tìm giúp bố mẹ.

D. Trêu cho em bé khóc to hơn

Đáp án & Thang điểm

1 A 11 A 21 A 31 D
2 A 12 D 22 D 31 D
3 D 13 D 23 A 33 D
4 D 14 D 24 A 44 D
5 A 15 C 25 C 35 A
6 D 16 D 26 D 36 A
7 D 17 D 27 B 37 A
8 D 18 D 28 D 38 C
9 D 19 C 29 A 39 D
10 B 20 A 30 B 40 C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1090

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống