Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Để học tốt Lịch Sử lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 2 Phần 3 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi các đề kiểm tra Sử 10 tương ứng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 phần 3 Học kì 1
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1 : (0,5 điểm). Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới?
A. Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm
B. Nước anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất
C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong cuộc phát kiến địa lý
D. Tất cả các lý do trên
Câu 2: (0,5 điểm). Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là gì?
A. Tư bản, nhân công
B. Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê
C. Tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kỹ thuật
D. Tư bản và các thiết bị máy móc
Câu 3: (0,5 điểm). Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?
A. Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XVIII
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XVIII
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XVII
D. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XVIII
Câu 4: (0,5 điểm). Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy?
A. Giêm-oát
B. Giêm Ha-gri-vơ
C. Ét-mơn Các-rai
D. Xli-phen-xơn
Câu 5: (0,5 điểm). Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là gì?
A. Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới
B. Nước công nghiệp hiện đại
C. Nước đi tiên phong trong công nghiệp
D. Công xưởng của thế giới
Câu 6: (0,5 điểm). Hãy nối nội dung ở cột B cho phù hợp với cột A về cách mạng công nghiệp ở Anh sau đây:
A | B |
---|---|
1. Giêm Ha-gri-vơ 2. Ét-mơn Các-rai 3. Giêm –Oát 4. Xli phen-xơn 5. Ác-crai-tơ |
A. Phát minh ra máy hơi nước B. Chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước C. Sáng chế ra máy kéo sợi D. Chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước E. Chế tạo thành công đầu máy xe lửa |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (4 điểm). Hãy nêu những tác dụng của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là gì?
Câu 8 (3 điểm). Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | C | B | B | D |
Nối 1 với C. Nối 2 với D. Nối 3 với A. Nối 4 với E. Nối 5 với B. |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 :
* Tác dụng của cuộc cách mạng công nghiệp Anh:
– Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh làm cho nền kinh tế nước Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.
– Chính cuộc cách mạng này đã củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản ra đời sớm ở Anh và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.
– Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân và là thủ dô đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa.
* Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước:
– Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
– Lao động bằng tay dần được thế bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
– Làm cho năng suất lao động ngày càng tăng.
Câu 8 :
– Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
– Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
– Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành – tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 phần 3 Học kì 1
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1 : (0,5 điểm). Cách mạng công nghiệp ở pháp bắt đầu phát triển từ thời gian nào?
A. Những năm 20 của thế kỷ XIX
B. Những năm 30 của thế kỷ XIX
C. Những năm 50 của thế kỷ XIX
D. Những năm 20 của thế kỷ XVIII
Câu 2: (0,5 điểm). Cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu từ ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp luyện kim
B. Công nghiệp cơ khí
C. Công nghiệp hóa chất
D. Công nghiệp nhẹ
Câu 3 : (0,5 điểm). Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra vào thời gian nào?
A. Từ những năm 40 của thế kỷ XIX
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XVIII
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XVIII
D. Từ cuối những năm 30 của thế kỷ XIX
Câu 4 : (0,5 điểm). Trong những năm 1850-1850, ngành công nghiệp nào giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước Đức?
A. Công nghiệp nhẹ
B. Công nghiệp cơ khí
C. Công nghiệp luyện kim và hóa chất
D. Tất cả các ngành công nghiệp trên
Câu 5 : (0,5 điểm). Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX là gì?
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu
B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông
C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố
D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp
Câu 6 : (0,5 điểm). Hãy nối nội dung ở cột B cho phù hợp với cột A về cách mạng công nghiệp ở châu Âu sau đây:
A | B |
---|---|
1. Cách mạng công nghiệp Anh 2. Cách mạng công nghiệp Pháp 3. Cách mạng công nghiệp Đức |
A. Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ các ngành công nghiệp nhẹ B. Chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước đầu tiên C. Từ năm 1850 đến năm 1860, sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi D. Được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” E. Một hệ thống đại lộ, nhà ga, cửa hàng…được xây dựng thay thế các phố xá cũ chật hẹp F. Hình thành hai giai cấp cơ bản: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (3 điểm). Hãy trình bày ý nghĩa to lớn của cách mạng công nghiệp đối với kinh tế Pháp , Đức?
Câu 8 (4 điểm). Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả gì?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | D | A | C | D |
Nối 1 với A,B,D,F. Nối 2 với A,E,F. Nối 3 với C,F. |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 :
Cách mạng công nghiệp đã đưa nền minh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ, công nghiệp Pháp đứng thứ hai trên thế giới, sau nước Anh. Bộ mặt Pa-ri và các thành phố thay đổi rõ rệt. Một hệ thóng đại lộ, nhà ga, cửa hàng… được xây dựng thay thế các phố cũ chật hẹp.
Ở Đức, cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỉ XIX mặc dù đất nước đang còn bị chia rẽ thành nhiều tiểu quốc và giai cấp tư sản chưa cầm quyền. Đến giữa thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp của nước Đức đạt mức cao nhất.
Câu 8 : Cách mạng công nghiệp đem lại những hệ quả:
Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành – tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với gian cấp tư sản không ngừng tăng lên
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 phần 3 Học kì 1
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1: (0,5 điểm). Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức?
A. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc
B. Thị trường không thống nhất
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh
D. Công nghiệp và các thành thị phát triển mạnh
Câu 2 : (0,5 điểm). Đức sử dụng biện pháp gì để thống nhất đất nước
A. Con đường từ trên xuống
B. Con đường từ dưới lên
C. Nội chiến để thống nhất đất nước
D. Dùng bạo lực để thống nhất đất nước
Câu 3 : (0,5 điểm). Nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B sau đây:
A | B |
---|---|
1. năm 1864 2. Năm 1866 3. Năm 1867 4. Năm 1870-1871 |
A. Chiến tranh Pháp –phổ B. Chiến tranh chống Đan Mạch C. Chiến tranh chống Áo D. Liên bang Bắc Đức ra đời |
Câu 4 : (0,5 điểm). Hãy điền vào chỗ trống sau đây:
“Việc thống nhất nước Đức có tính chất …..(A)….., do giai cấp…..(B)….. thực hiện, bằng biện pháp…..(C)……”
Câu 5 : (0,5 điểm). Vào thời gian nào nước Đức hoàn thành việc thống nhất đất nước?
A. Năm 1870
B. Năm 1871
C. Năm 1872
D. Năm 1873
Câu 6: (0,5 điểm). Vì sao việc thống nhất nước Đức có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Đánh bại chế độ phong kiến ở Đức
B. Đánh bại các thế lực ngoại xâm
C. Tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Đức
D. Tạo ra sự thống nhất thị trường trong toàn quốc
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 Câu 7 (7 điểm). hãy nêu những nét lớn về tình hình nước Đức ở giữa thế kỷ XIX. Quá trình thống nhất nước Đức diễn ra như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | D |
Nối 1 với B. Nối 2 với C. Nối 3 với D. |
A. là cuộc cách mạng tư sản. B. tư sản. C. dùng vũ lực để thống nhất. |
B | C |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 :
* Những nét lớn:
– Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp làm cho đội ngũ công nhân tăng nhanh.
– Công nghiệp và thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.
* Diễn biến:
– Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ, trong đó là Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất. Vấn đề thống nhất đất nước ngày càng trờ thành yêu cầu cấp thiết.
– Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ đại diện là Bi-xmác, được sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực để thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.
– Với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã gạt được ảnh hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành việc thống nhất đất nước.
– Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp), Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế. Bi-xmác trở thành Thủ tướng nước Đức. Tháng 4-1871, Hiến pháp mới được ban hành, quy định nước Đức là một liên bang gồm 22 quốc gia và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.
– Như vậy, việc thống nhất nước Đức mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 phần 3 Học kì 1
Môn: Lịch Sử 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Câu hỏi Trắc nghiệm
Khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1 : (0,5 điểm). giữa thế kỷ XIX, các vương quốc của I-ta-li-a chịu sự khống chế của đế quốc nào?
A. Anh
B. Đức
C. Áo
D. Pháp
Câu 2: (0,5 điểm). Giữa thế kỷ XIX, I-ta-li-a có đặc điểm gì giống với nước Đức?
A. Đều chịu sự thống trị của Áo
B. Đều có nền kinh tế lạc hậu kém phát triển
C. Tầng lớp quý tộc mới đã nắm chính quyền
D. Đất nước bị chia cắt thành nhiều vương quốc
Câu 3 : (0,5 điểm). Ghi thời gian vào cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B sau đây:
A | B |
---|---|
1. ……………………. 2. ……………………. 3. ……………………. 4. …………………. |
A. Khởi nghĩa nông dân ở miền Nam I-ta-li-a B. Vương quốc Pi-ê-môn-tê sáp nhập vào miền Nam I-ta-li-a C. I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng vùng Vê-ni-xi-a D. I-ta-li-a hoàn thành việc thống nhất đất nước |
Câu 4 : (0,5 điểm). Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây:
“Miền Nam I-ta-li-a được sáp nhập vào ………(A)……, thành vương quốc…….(B)…….
Vua ………..(C)…………là Em-ma-nu-en II được tôn làm Quốc vương, Bá tước……….(D)………….làm thủ tướng”.
Câu 5: (0,5 điểm).Vào thời gian nào I-ta-li-a hoàn thành việc thống nhất đất nước?
A. Năm 1870
B. Năm 1866
C. Năm 1872
D. Năm 1871
Câu 6 : (0,5 điểm). Cuộc đấu tranh thống nhất nước I-ta-li-a nhằm vào kẻ thù nào?
A. Đế quốc Áo và Phổ
B. Đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ
C. Các thế lực phong kiến cát cú ở địa phương
D. Tất cả các kẻ thù trên
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (7 điểm).Hãy trình bày diễn biến chính quá trình thống nhất I-ta-li-a. Nhận xét về quá trình thống nhất I-ta-li-a
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D |
1. Tháng 4 – 1860 2. Tháng 10 – 1860 3. Năm 1866 4. Năm 1870 |
A. Pi-ê-môn-tê. B. I-ta-li-a. C. Pi-ê-môn-tê D. Ca-vua |
A | B |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 :
* Diễn biến chính:
– Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhỏ. Phần lớn các vương quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế và chịu sự khống chế của đế quốc Áo; duy chỉ có Vương quốc Pi-ê-môn-tê là giữ được độc lập với chế độ chính trị và kinh tế tiến bộ hơn cả.
– Giai cấp tư sản ở các vương quốc trên bán đảo I-ta-li-a đều muốn dựa vào Pi-ê-môn-tê để loại bỏ thế lực của Áo, thực hiện việc thống nhất I-ta-li-a. Bá tước Ca-vua – Thủ tướng Pi-ê-môn-tê, chủ trương dùng chiến tranh để thành lập nước I-ta-li-a thống nhất dưới sự lãnh đạo của Vương triều Xa-voa.
– Tháng 4-1859, Ca-vua liên minh với Pháp tiến hành chiến tranh với Áo. Trong khi chiến sự đang diễn ra, quần chúng ở các vương quốc thuộc miền trung I-ta-li-a đã nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phong kiến thống trị ở đây phải chạy sang Áo. Liên quân Pi-ê-môn-tê – Pháp, được sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi, đã đẩy quân Áo vào tình thế vô cùng khó khăn. Tháng 3-1860, các vương quốc trên sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
– Tháng 4-1860, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a (miền Nam I-ta-li-a) bùng nổ đòi lật đổ chính quyên tay sai đế quốc Áo thống nhất đất nước. Ga-ri-ban-đi đem quân xuống giúp nhân dân Nam I-ta-li-a. Đội quân “Áo đỏ” hơn 1000 người do Ga-ri-ban-đi chỉ huy đã rời Giê-nô-va, vượt biển đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a.
– Sau đó, miền Nam I-ta-li-a được sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10-1860), thành lập Vương quốc I-ta-li-a. Vua Pi-ê-môn-tê là Em-ma-nu-en II được tôn làm Quốc vương, Bá tước Ca-vua làm thủ tướng.
– Năm 1866. I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng được Vê-nê-xi-a. Năm 1870, với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, Rô-ma đã thuộc về I-ta-li-a.
– Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ I-ta-li-a, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Nhận xét:
– Quá trình thống nhất I-ta-li-a đi từ dưới lên, dựa vào vai trò của quần chúng nhân dân.
– Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản. tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Mục lục Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án theo chương: