Top 4 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 1 có đáp án

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Môn Lịch Sử lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Kinh đô của nước ta dưới thời Ngô Quyền ở đâu?

A. Hoa Lư

B. Phú Xuân.

C. Cổ Loa.

D. Mê Linh.

Câu 2: Ý nào không phải là nguyên nhân tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán.

B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập.

C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt.

D. Ngô Quyền có tư thù với họ Khúc.

Câu 3: Bộ máy nhà nước do Ngô Quyền tổ chức là một nhà nước như thế nào?

A. Là một nhà nước đơn giản.

B. Là một nhà nước phức tạp.

C. Là một nhà nước rất quy mô.

D. Là một nhà nước rất hoàn chỉnh.

Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?

A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc.

B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc.

C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình.

D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền.

Câu 5: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì?

A. Đại Việt.

B. Vạn Xuân.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 6: Những việc làm nào của Đinh Bộ Lĩnh cho thấy tinh thần tự chủ tự cường, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc?

A. Tự xưng “Hoàng đế”, đặt Quốc hiệu, niên hiệu mới, cấm sử dụng niên hiệu là Trung Quốc.

B. Đem quân tấn công các quốc gia láng giềng.

C. Xây dựng thành trì ở khắp nơi để bảo vệ đất nước.

D. Chuẩn bị quân đội tiến đánh biên giới Trung Quốc.

Câu 7: Tại sao Lý Công Uẩn dời độ về Đại La (Thăng Long)?

A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh.

B. Vì Đại La đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đại La gần khu vực Cổ Pháp là quê hương Lý Công Uẩn.

D. Đại La là thành trì quân sự khó công dễ thủ, thuận lợi khi xảy ra chiến sự.

Câu 8: Nhà Lý chia nước ra bao nhiêu lộ, phủ?

A. 24 lộ phủ.

B. 22 lộ phủ.

C. 40 lộ phủ.

D. 42 lộ phủ.

Câu 9: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào?

A. Đánh hai nước Liêu – Hạ.

B. Đánh Đại Việt để khống chế Liêu – Hạ.

C. Đánh Cham-pa để mở rộng lãnh thổ.

D. Tạo quan hệ ngoại giao mềm dẻo với các nước láng giềng.

Câu 10: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt?

A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

B. Do sự xúi dục của Cham-pa.

C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu-Hạ ở biên cương.

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (2 điểm) Giải thích vì sao, Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương, còn Đinh Bộ Lĩnh sau khi thống nhất đất nước lại xưng đế?

Câu 2: (3 điểm) Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê có bước phát triển?

Đáp án Phần trắc nghiệm

1. A

2. D

3. A

4. B

5. C

6. A

7. A

8. A

9. B

10. C

Hướng dẫn trả lời tự luận

Câu 1:

– Ngô Quyền sau khi giành đươc độc lập cho Tổ quốc chỉ xưng vương: Vương là tước hiệu của vua nước nhỏ, chịu thần phục các nước khác, ở đây không phải Ngô Quyền thần phục phương Bắc mà ông nhận thức được rằng mối quan hệ bang giao giữa ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ. (1 điểm)

– Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, Hoàng đế là tước hiệu của vua nước lớn, mạnh có nhiều nước thần phục, như vậy so với Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc, nước Đại Cồ Việt độc lập ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải phụ thuộc, Hoàng đế nước Việt ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. Mặt dù xưng đế nhưng ông ý thức đươc quan hệ bang giao rất quan trọng giữa ta và Trung Quốc. (Mùa xuân năm 970, ông sai sứ thần sang giao hảo với nhà Tống). (1 điểm)

Câu 2:

– Nhà nước có những cơ sở để khuyến khích cho nền kinh tế phát triển:

   + Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày tịch điền, vua tự mình cày mấy đường để khuyến khích nông dân sản xuất, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. (1 điểm)

   + Thủ công nghiệp phát triển: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Làm cho sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng. (1 điểm)

   + Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt – Tống, mở mang đường sá, thống nhất tiền tệ. (1 điểm)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 888

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống