Top 4 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 1 có đáp án

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

    Môn Lịch Sử lớp 7

    Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân nào?

A. Trần Lãm.

B. Ngô Nhật Khánh.

C. Nguyễn Thu Tiệp.

D. Nguyễn Siêu.

Câu 2: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?

A. Bắc Bình Vương.

B. Vạn Thắng Vương.

C. Bình Định Vương.

D. Bố Cái Đại Vương.

Câu 3: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?

A. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, tài năng của Đinh Bộ Lĩnh và sự liên kết với các sứ quân.

B. Nhờ may mắn nên Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước.

C. Đinh Bộ Lĩnh cầu viện bên ngoài để dẹp các sứ quân.

D. Các sứ quân tôn Đinh Bộ Lĩnh làm Hoàng đế, chấm dứt loạn lạc.

Câu 4: Hãy cho biết những nghề thủ công phát triển dưới thời Đinh Tiền Lê?

A. Đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt vải, làm đồ gốm.

B. Đúc đồng, luyện kim, làm đồ trang sức.

C. Đức đồng, rèn sắt, dệt vải.

D. Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ trang sức, làm đồ gốm.

Câu 5: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì?

A. Làm suy yếu lực lượng của Cham-pa và lực lượng của Đại Việt đồng thời phá vỡ quan hệ Đại Việt-Cham – pa.

B. Cham – pa có lực lượng quân đội áp đảo Đại Việt, có thể thắng Đại Việt mà nhà Tống không phải động binh.

C. Giúp Cham – pa mở rộng lãnh thổ.

D. Muốn kích động để Đại Việt quay ngược trở lại xâm lược và tiêu diệt Cham-pa.

Câu 6: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt thực hiện phương án quân sự nào?

A. Xây phòng tuyến bên bờ sông Như Nguyệt chống quân Tống.

B. Củng cố thành Thăng Long, chuẩn bị kháng chiến.

C. Xây dựng nhiều thành trì dọc đường từ Thăng Long đến biên giới.

D. Tập trung quân xây dựng công sự tại biên giới chuẩn bị chống quân Tống.

Câu 7: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”.

B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh.

D. Đề nghị “ giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Câu 8: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa?

A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc.

B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.

C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân.

D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.

Câu 9: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?

A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc.

B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc.

C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình.

D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền.

Câu 10: Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống đã thực hiện những biện pháp gì?

A. Xúi dục vua Cham –Pa đánh lên từ phía nam, ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước và dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở biên giới.

B. Gửi thư yêu cầu vua Đại Việt chầu hoàng đế nhà Tống.

C. Liên minh với Liêu Hạ đánh Đại Việt.

D. Chấn chỉnh quân đội, khẩn trương tấn công Đại Việt.

Phần II: Tự luận

Câu 1: (3 điểm) Thời Lý trong xã hội có những tầng lớp trong cư dân nào? Đời sống của họ ra sao?

Câu 2: (2 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê

Đáp án Phần trắc nghiệm

1. A

2. B

3. A

4. A

5. A

6. A

7. A

8. A

9. B

10. A

Hướng dẫn trả lời tự luận

Câu 1:

Thời Lý trong xã hội có những tầng lớp trong cư dân nào? Đời sống của họ ra sao?

– Vua quan: bộ phận chính trong giai cấp thống trị, được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi.

– Địa chủ: Quan lại, hoàng tử, công chúa, một số thường dân: được cấp ruộng và có nhiều ruộng, dẫn đến việc tạo nên địa chủ có thế lực ở địa phương.

– Nông dân: chiếm đa số. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội nhưng bị bóc lột nặng nề.

– Những người làm nghề thủ công, buôn bán: họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với vua.

– Nô tỳ vốn là tù binh hoặc những người bị tội nặng, nợ nần hoặc bán thân, họ phải phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan.

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê:

– Đất nước ta đã giành được độc lập dân tộc, các thợ thủ công lành nghề không còn bị bắt đưa sang Trung Quốc làm việc như thời Bắc thuộc.

– Đức tính cần cù, chịu khó của những người thợ và kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta truyền lại.

– Sự trao đổi, buôn bán giữa nước ta với các nước đã kích thích các ngành thủ công nghiệ trong nước phát triển, sản phẩm không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1108

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống