Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Môn Lịch Sử lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nổi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung cử, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới… đó là tình hình công thương nghiệp nước ta vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVII.
B. Đầu thế kỉ XVIII.
C. Giữa thế kỉ XVIII.
D. Cuối thế kỉ XVIII.
Câu 2: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.
B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
Câu 3: Sau khi Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì?
A. Vua mới còn nhỏ tuổi.
B. Vua mới không đủ năng lực và uy tín.
C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn.
D. Nội bộ triều đình tranh giành quyền lực lẫn nhau.
Câu 4: Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?
A. Công thương nghiệp sa sút.
B. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ.
C. Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế. Làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp.
D. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp.
Câu 5: Các tác phẩm nổi tiếng của Lê Quý Đôn là:
A. Đại Việt sử ký tiền biên. Đại Nam liệt truyện.
B. Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Vân Đài loại ngữ.
C. Lịch triều hiến chương loại chí. Đại Việt sử kí tiền biên.
D. Nhất thống dư địa chí. Đại Nam Liệt truyện.
Câu 6: “Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?
A. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức.
B. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh.
D. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
Câu 7: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nước ta đã phải chống các thế lực ngoại xâm nào?
A. Quân Minh, Thanh.
B. Quân Tống, Thanh.
C. Quân Mông Nguyên.
D. Quân Xiêm, Thanh.
Câu 8: Chiến thắng lớn nhất ở Đàng Trong đánh bại quân Xiêm xâm lược vào thế kỉ XVIII là chiến thắng nào?
A. Chi Lăng – Xương Giang.
B. Tốt Động – Chúc Động.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Ngọc Hồi – Hà Hồi.
Câu 9: Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì?
A. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh).
B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây).
C. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).
D. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội.
Câu 10: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại.
C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ.
D. Giải quyết việc làm cho nông dân.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (2 điểm) Đến thế kỷ XVI-XVII, nước ta đã có quan hệ buôn bán với thương nhân những nước nào? Mối quan hệ này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước?
Câu 2: (3 điểm) Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc ?
Đáp án Phần trắc nghiệm
1. C |
2. A |
3. C |
4. B |
5. B |
6. C |
7. D |
8. C |
9. B |
10. A |
Hướng dẫn trả lời tự luận
Câu 1:
– Quan hệ buôn bán với:
+ Châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á.
+ Châu Âu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.
– Ý nghĩa:
+ Tạo điều kiện cho các sản phẩm thủ công truyền thống của ta như: tơ lụa, gốm sứ có điều kiện gia tăng về số lượng và chất lượng.
+ Nhân dân có điều kiện tiếp xúc với hàng thủ công của các nước.
+ Việc trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Câu 2:
Kinh tế:
Nông Nghiệp:
– Ban hành Chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
– Kết quả: Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
– Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế.
– Mở cửa ải thông chơi búa.
– Kết quả: Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Phát triển văn hóa dân tộc:
– Ban bố Chiếu lập học.
– Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.
– Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.