Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 1)
Đề bài: Cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng nào?
Gợi ý
Cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng:
+ Sinh năm 1380, cháu ngoại quan tư đồ Trần Nguyên Đán, con trai của Nguyễn Phi Khanh – một thầy đồ nghèo xứ Nghệ.
+ Giặc Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt cùng các triều thần nhà Hồ, Nguyễn Trãi theo lời cha dặn , trở về tìm đường “Rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”.
+ Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô Sách và trở thành quân sư số một bên cạnh Lê Lợi, góp phần quan trọng đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kì bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao ….của Nguyễn Trãi.
+ Bước sang thời kì hòa bình (1429), Nguyễn Trãi bị vua nghi ngờ, bị bắt rồi tha nhưng không được trọng dụng phải tìm về cuộc sống ẩn dật.
+ Vụ án Lê Chi Viên (1442) khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Hơn 20 năm sau vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 2)
Đề bài: Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm sau:
a. Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.
b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.
c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Gợi ý
a, Đọc sách mang lại nhiều điều bổ ích
– Giúp ta tích lũy, mở rộng tri thức về tự nhiên, xã hội
– Giúp ta khám phá ra bản thân mình
– Chắp cánh ước mơ và sáng tạo
– Giúp rèn khả năng diễn đạt
b, Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
– Đất bị sa mạc hóa, sói mòn
– Không khí, nước bị ô nhiễm
– Môi trường, hệ sinh thái bị tàn phá, thu hẹp
c, Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
– Văn học dân gian gồm nhiều loại hình như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ…
– Văn học dân gian là sáng tác tập thể, được lưu truyền từ theo phương thức truyền miệng, diễn xướng
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 3)
Câu 1: Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Câu 2: Nối cột A với B sao cho đúng:
A | Nối | B |
1. Thanh Hiên thi tập | 1- | a. Những điều trông thấy |
2. Nam Trung tạp ngâm | 2- | b. Ghi chép trong chuyến đi sáng tác phương Bắc |
3. Bắc hành tạp lục | 3- | c. Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam |
4. Sở kiến hành | 4- | d. Tập thơ của Thanh Hiên |
Đáp án và thang điểm
Câu 1:
Câu | 1 | 2 | 3 |
Đáp án | B | D | A |
Câu 2:
1 – d , 2 – c , 3 – b , 4 – a.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút Học kì 2
Môn: Ngữ văn 10
Thời gian làm bài: 15 phút
(Đề 4)
Đề bài: Cho bài ca dao :
“Em tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây.”
1. Biện pháp tu từ trong bài ca dao là ?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá
2. Tâm sự của bài ca dao trên là tâm sự của ai với ai?
A. Em với chị. B. Người yêu với người yêu
C. Anh với em D. Chàng với nàng
3. Tâm sự trên được thể hiện ở yếu tố nào ?
A. Cách miêu tả giếng nước
B. Mối quan hệ giữa giếng sâu và gầu dài
C. Thể thơ và cách ngắt nhịp của bài ca dao
D. Hình ảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình
4. Nối cột A với cột B sao cho đúng.
A | Nối | B |
1. Nước giếng sâu | 1 – | a. Sự nông cạn, hời hợt, giả dối của tình người. |
2. Nối sợi gầu dài | 2 – | b. Trao gửi tấm lòng, kết nối nhịp cầu tình cảm. |
3. Nước giếng cạn | 3 – | c. Đau xót khi tấm chân tình đã bị đặt nhầm chỗ. |
4. Tiếc hoài sợi dây | 4 – | d. Tình cảm chân thành tha thiết. |
Câu :
Đáp án và thang điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | B | D | 1-d, 2-b, 3-a, 4-c. |