Bộ Đề Thi Ngữ Văn Lớp 12 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2021 – 2022

Môn: Ngữ văn lớp 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tâm hồn em như búp nõn chồi non

Ánh mắt em như dòng suối mát

Chồi phải được chăm, suối cần giữ sạch

Mai lớn lên em làm chủ nước nhà

Biết phận, biết điều phải trái quanh ta

Biết sống nghĩa nhân căm phường gian ác

Biết vị tha, biết cho sau vì trước

Gạn đục khơi trong giữa hỗn tạp kim tiền…

(Lã Phương Thảo)

Câu 1 (1,0 điểm)Hãy tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ và chỉ rõ tác dụng của chúng trong văn bản trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3 (0,5 điểm): Nêu nội dung của văn bản.

PHẦN II – LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ.

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2 (5,0 điểm)Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

————————HẾT———————–

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 2

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Câu 1: – Biện pháp tu từ

+ So sánh (Tâm hồn như búp nõn chồi non – Ánh mắt như dòng suối mát).

+ Liệt kê (Biết phận, biết phần, phải trái, sống nghĩa nhân, căm gian ác, vị tha, cho sau, vì trước).

+ Điệp từ (biết)…

– Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị nhân cách sống của tuổi trẻ.

Câu 2: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 3: Nội dung của văn bản: Tâm hồn mỗi đứa trẻ luôn hồn nhiên, trong sáng vì vậy cần phải vun trồng thật kĩ để các em trở thành những nhân cách tốt cho xã hội.

PHẦN II – LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ.

Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

a. Yêu cầu chung:

– Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.

– Đoạn văn mạch lạc, rõ ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

b. Yêu cầu nội dung:

– Giải thích:

+ “Ai cũng…lớn lao” g Khát vọng vươn tới cái đích của đời người làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

+ “ Nhưng lại…rất nhỏ” g Không ý thức được rằng những việc lớn lao bao giờ cũng phải bắt đầu từ những việc nhỏ như những dòng sông tạo thành từ nhiều con suối.

– Phân tích: Ước mơ làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của con người cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích nhưng phải luôn ý thức được rằng:

+ Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là nhửng hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa cuộc sống hình thành từ những điều đơng sơ, bình dị…

+ Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện vì những việc lớn mà quên việc nhỏ, mướn trở thành vĩ nhân mà quên đi con người bình thường.

– Chứng minh: Nêu các dẫn chứng phù hợp.

– Bài học:

+ Nhận thức sâu sắc rằng việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm…

+ Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để hướng tới những việc lớn lao.

Câu 2 (5,0 điểm)Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của nhân vật Tràng.

c. Nội dung:

Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động.

+ Truyện ngắn đặc sắc Vợ nhặt viết về những người nông dân trong nạn đói năm 1945.

– Giới thiệu nhân vật Tràng: Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai đoạn này.

Thân bài

* Khái quát số phận, cảnh ngộ của Tràng

– Hoàn cảnh gia đình: là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò nuôi mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh,… g Nạn nhân của nạn đói bị đẩy đến miệng vực của cái chết.

– Hoàn cảnh bản thân:

+ Ngoại hình thô kệch: thân hình to lớn, tấm lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ tí, gà gà quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc, dáng đi chúi về phía trước.

+ Tính cách thô mộc, ngộc nghệch: gần gũi, thân thiết với dân làng và trẻ nhỏ, hay bông đùa với lũ trẻ con rồi ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch…, đôn hậu, vui vẻ, tốt bụng, thường nói cộc lốc, ngắn gọn thiếu tình cảm, không biết an ủi, chia sẻ.

* Vẻ đẹp tâm hồn Tràng qua tâm trạng và hành động

(+) Gặp gỡ và quyết định nhặt vợ

– Lần gặp 1: Lời hò của Tràng chỉ là lời nói đùa của người lao động chứ không có tình ý gì với cô gái đẩy xe cùng mình.

– Lần gặp 2:

+ Khi bị cô gái mắng, Tràng chỉ cười toét miệng và mời cô ta ăn dù không dư dả gì. g Đó là hành động của người nông dân hiền lành tốt bụng.

+ Khi người đàn bà quyết định theo mình về: Tràng nghĩ về việc đèo bòng thêm miệng ăn, nhưng rồi tặc lưỡi “chậc, kệ”.

→ Đây không phải quyết định của kẻ bồng bột mà là thái độ dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu người cùng cảnh ngộ.

+ Đưa người đàn bà lên chợ tỉnh mua đồ g Sự nghiêm túc, chu đáo của Tràng trước quyết định lấy vợ.

(+) Trên đường về:

+ Vẻ mặt “có cái gì phơn phởn khác thường”, “tủm tỉm cười một mình”, “cảm thấy vênh vênh tự đắc”,… g Tâm trạng hạnh phúc, hãnh diện.

+ Mua dầu về thắp để khi thị về nhà mình căn nhà trở nên sáng sủa.

(+) Khi về đến nhà:

+ Xăm xăm bước vào dọn dẹp sơ qua, thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà g Hành động ngượng nghịu nhưng chân thật, mộc mạc.

+ Khi bà cụ Tứ chưa về, Tràng có cảm giác “sờ sợ” vì lo rằng người vợ sẽ bỏ đi vì gia cảnh quá khó khăn, sợ hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay.

+ Sốt ruột chờ mong bà cụ Tứ về để thưa chuyện vì trong cảnh đói khổ vẫn phải nghĩ đến quyết định của mẹ g Biểu hiện của đứa con biết lễ nghĩa.

+ Khi bà cụ Tứ về: thưa chuyện một cách trịnh trọng, biện minh lí do lấy vợ là “phải duyên”, căng thẳng mong mẹ vun đắp. Khi bà cụ Tứ tỏ ý mừng lòng Tràng thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.

(+) Sáng hôm sau khi tỉnh dậy:

+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo,…), Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

+ Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

⇒ Từ khi nhặt được vợ, nhân vật Tràng đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói.

⇒ Tràng là người có niềm tin, niềm lạc quan, khao khát mãnh liệt về hạnh phúc tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ đùm bọc nhau để vượt lên tất cả, bất chấp cả cái đói và cái chết.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tính cách.

– Miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.

Kết bài

– Khái quát lại vẻ đẹp và ý nghĩa của nhân vật Tràng trong tác phẩm.

– Nêu suy nghĩ của cá nhân về nhân vật.

d. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.

Tham khảo các Đề thi môn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án hay khác:

FACEBOOK Service end FACEBOOK Service

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 889

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống