Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 1)
Câu 1: (2 điểm)
Chép đúng chính tả bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) đã học trong chương trình lớp 8 và nêu nội dung của đoạn thơ này.
Câu 2: (2 điểm)
Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ in đậm trong những câu sau:
a) Nó đến trường gặp thầy giáo, nhờ thầy giảng hộ bài toán.
b) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
Câu 3 (6 điểm)
Thuyết minh về cây bút bi.
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
– Chép đúng chính tả đoạn thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”. (1,0 điểm)
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
– Nội dung: Lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. (1,0 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a) Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động. (1,0 điểm)
b) Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm. (1,0 điểm)
Câu 3 (6 điểm)
I. Yêu cầu về hình thức:
– Bài làm đúng kiểu văn bản thuyết minh: ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (kể chuyện, tự thuật, miêu tả, nhân hoá, so sánh …)
– Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, cú pháp, bài viết sạch, đẹp.
II. Yêu cầu về nội dung:
1. Mở bài:(0,5 điểm) Giới thiệu về cây bút (một trong những đồ dùng học tập cần thiết của học sinh …)
2. Thân bài:(5,0 điểm)
* Lịch sử ra đời của bút bi: Ai chế tạo? Sản xuất năm nào? … (do nhà báo Hung-ga-ri làm việc tại Anh tên là Laszlo Biro, sản xuất năm 1938 …) (1,0 điểm)
* Hình dáng, cấu tạo: gồm 2 phần
– Phần ruột: gồm một ống mực nhỏ, một đầu được gắn với một viên bi có đường kính từ 0,7 đến 1 mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này (miêu tả, so sánh …) (1,0 điểm)
– Phần vỏ: Hình tròn, bằng nhựa ……(1,0 điểm)
* Các loại bút bi trên thị trường: bút bấm, bút đậy nắp…(1,0 điểm)
* Công dụng của bút bi: dùng để viết …(0,5 điểm)
* Cách bảo quản và sử dụng: ….…(0,5 điểm)
3. Kết bài:(0,5 điểm)
– Khẳng định vị trí của cây bút bi trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 2)
Câu 1 (1.0 điểm):
a) Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
b) Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương châm hội thoại đó?
“Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.”
(Nguyễn Trãi – “Bình Ngô đại cáo”)
Câu 2 (1.0 điểm): “Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con “cò lửa” lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên người. Mẹ tôi và con cò giống nhau…”
(Nguyễn Phan Hách- “Những đoạn văn hay dành cho học sinh tiểu học”)
Cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Câu 3 (2.0 điểm): “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…”
(Lê Anh Trà- “Phong cách Hồ Chí Minh”)
Lấy cảm xúc từ câu văn trên, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh.
Câu 4 (6.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Nhân vật Vũ Thị Thiết trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một người phụ nữ đẹp nhưng phải chịu số phận bi kịch”. Từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy làm sảng tỏ nhận định trên.
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (1 điểm)
a.
– Các phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
b.
– Tác giả đã tuân thủ phương châm về chất.
– Tác dụng:
+ Tác giả đã chỉ rõ sự thảm bại của kẻ thù và những chiến công hiển hách của dân tộc ta.
→ Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa quốc gia dân tộc, là lẽ phải không thể chối cãi được → Niềm tự hào, tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi.
Câu 2: (1 điểm)
* Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau:
– Con “cò lửa” và hình ảnh người mẹ cùng tồn tại trong một thời gian (chiều mưa sa trắng đồng) và trong một không gian (trên bờ cỏ).
– Cả hai hình ảnh đều cùng một sắc màu (màu vàng) và cùng một hành động (rụt cổ, thu mình lại) đứng yên tại chỗ.
→ Tất cả đã gợi lên bóng dáng nhỏ nhoi, tội nghiệp đang phải đối đầu với những khó khăn thử thách của ngoại cảnh.
– Qua biện pháp so sánh, nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh một người mẹ lam lũ, tảo tần, giầu đức hi sinh, đồng thời nhà văn cũng bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn về cuộc đời thầm lặng hi sinh của người mẹ.
– Học sinh biết viết thành một đoạn hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả.
Câu 3: (2 điểm)
* Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung đoạn văn tập trung giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh:
– Đó là vẻ đẹp của một vốn văn hoá uyên thâm.
– Vẻ đẹp của sự đan xen, kết hợp hài hoà, bổ sung sáng tạo giữa nền văn hoá quốc tế và nền văn hoá dân tộc ở Bác.
– Chỗ độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những nền văn hoá rất khác nhau nhưng lại thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt tinh hoa Hồng Lạc đất nước tạo nên Người, nhưng mặt khác, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
– Học sinh biết viết thành một đoạn hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả.
Câu 4: (6 điểm)
I. Yêu cầu:
1. Về hình thức:
– Bài làm đúng thể loại nghị luận: chứng minh.
– Bảo đảm bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
– Lập luận chặt chẽ.
– Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
2. Về nội dung:
a. Mở bài:
– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ, về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
– Khái quát về vẻ đẹp của Vũ Nương cùng số phận bi kịch, đắng cay của nàng.
– Trích dẫn nhận định.
b. Thân bài:
1. Giải thích nội dung nhận định:
Vũ Thị thiết – người con gái nam xương có vẻ đẹp hoàn hảo về ngoại hình và tính cách. Số phận bi kịch là nói tới cuộc đời của một người con gái đầy những bất hạnh, đau khổ, oan ức.
2. Chứng minh:
– Vũ Nương hiện lên trong tác phẩm là một người phụ nữ có vẻ đẹp hoàn hảo:
+ Là người phụ nữ có ngoại hình đẹp (qua lời giới thiệu, nhận xét rất ngắn của Nguyễn Dữ).
+ Vũ Nương còn đẹp ở nhân cách, phẩm giá: Nàng là người phụ nữ đảm đang; Nàng là người con dâu hiếu thảo, người mẹ rất mực thương con; người vợ ân nghĩa, thuỷ chung, giàu tình yêu thương; người giàu lòng tự trọng.
→ Vũ Nương là hiện thân của một người phụ nữ vừa có nhan sắc xinh đẹp vừa có phẩm hạnh đáng quí.
– Số phận bi kịch:
+ Là người phụ nữ đoan chính, rất mực đằm thắm, thuỷ chung nhưng lại bị khép ngay vào tội không chung thuỷ, một trong những tội nặng nhất của người phụ nữ, đáng bị người đời nguyền rủa, phỉ nhổ.
+ Nàng tha thiết thanh minh, tha thiết được sống cùng chồng, con nhưng cũng không được. Khao khát rất bình dị của nàng trong lúc tiễn đưa nay đã không thể thành hiện thực. Trương Sinh đã trở về với hai chữ “bình yên” nhưng cũng là lúc nàng phải từ giã cõi trần.
+ Nàng bị đẩy vào bước đường cùng, phải chọn lấy cái chết trong khi nàng vẫn còn đang khao khát sống.
Số phận của nàng là một tấn bi kịch đau thương. Cái chết oan khuất, tức tưởi của nàng đã là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến bất công, vô lí đã cướp đi mất quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của con người.
– Đánh giá:
+ Vẻ đẹp của Vũ Nương là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, số phận của nàng là bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
+ Nêu giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người, tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của họ.
c. Kết bài: Khái quát về giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm.
– Cảm xúc của bản thân…
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 3)
Câu 1 (3 điểm).Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
..Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)
a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?
b. Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?
c. Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (2 điểm)
a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
b. Các thành ngữ sau đây liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
– Nói phải củ cải cũng nghe
– Ông nói gà, bà nói vịt
– Lắm mồm lắm miệng
Câu 3 (5 điểm)
Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng của địa phương mình. (Địa phương được hiểu đến đơn vị cấp xã, huyện, tỉnh)
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1 (3 điểm).
a.
– Đoạn văn trích từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”
– Tác giả: Lê Anh trà
b.
– Nội dung chính của đoạn văn: Vẻ đẹp về sự giản dị trong phong cách của Hồ Chí Minh (giản dị trong cách ăn, mặc)
– HS có thể chép lại một vài câu thơ hoặc bài thơ ngắn viết về sự giản dị của Bác.
VD: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” (Ngữ Văn 8)
+ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường (“Việt Bắc” – Tố Hữu)
+ Đôi dép đơn sơ
Đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê.
Đều in dấu dép Bác về Bác ơi…
(“Đôi dép Bác Hồ” – Tạ Hữu Yên)
(HS chỉ cần chép 1 ví dụ là cho điểm tối đa)
c.
– Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra là phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn nhưng không dễ thực hiện. Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương lớn về phương diện này.
– Vì vậy, việc học tập phong cáchcủa Bác sẽ giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học sinh độngvề việc kết hợp giữa tinh hoa văb hoá thế giới với bản sắc văn hoá dân tộc.
(HS có thể có cách diễn đạt khác, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
Câu 2 (2 điểm)
a.
– Các phương châm hội thoại:
+ Phương châm về luợng
+ Phương châm về chất
+ Phương châm lịch sự
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
b.
– Các thành ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại:
+ Lắm mồm lắm miệng: Phương châm về lượng
+ Nói phải củ cải cũng nghe: Phương châm về chất
+ Ông nói gà, bà nói vịt: Phương châm quan hệ
( Xác định đúng mỗi phương châm hội thoại được 0,5 điểm)
Câu 3 (5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– HS viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB
– Xác định đúng thể loại: Thuyết minh về một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh của địa phương
– Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
– Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
– Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn.
2. Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài
– Lời chào, giới thiệu tên, nơi sinh sống của bản thân
– Giới thiệu chung về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương.
b. Thân bài:
* Giới thiệu về lịch sử hình thành di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương
* Các giai đoạn hình thành và phát triển của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh, gắn với những thay đổi về kiến trúc, diện mạo (nếu có)
* Giới thiệu vị trí, diện tích, cảnh quan, kiến trúc của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh.
* Vị trí, vai trò của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh trong đời sống tinh thần của người dân địa phương và du khách thập phương (nếu có)
c. Kết bài:
– Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về sức sống và ý nghĩa văn hoá của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của địa phương.
– Lời nhắn gửi, lời chào.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 4)
Câu 1: (3,0 điểm)
Kể tên những phương châm hội thoại đã học ? Giải thích nghĩa của thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
– Hứa hươu hứa vượn
– Nói băm nói bổ
Câu 2: (2,0 điểm)
Hãy chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:
“ Lão Hạc, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945”
Câu 3: (5,0 điểm)
Giới thiệu cây tre.
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (3,0 điểm)
– 5 Phương châm hội thoại:
+ Phương châm về chất
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự
– Giải thích nghĩa của hai thành ngữ
+ Hứa hươu hứa vượn: Hứa rất nhiều nhưng không làm (Phương châm về chất)
+ Nói băm nói bổ: nối bốp chát thô bạo (Phương châm lịch sự)
Câu 2: (2,0 điểm)
– Lão Hạc là tên tác phẩm, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố là tên tác giả, không cùng phạm trù là sai. (1 điểm)
– Cách sửa: Sửa Lão Hạc thành Nam Cao, hoặc thay Nguyễn Công Hoan bằng Bước đường cùng và Ngô Tất Tố bằng Tắt đèn. (1 điểm)
Câu 3: (5,0 điểm)
1. Tìm hiểu đề:
– Thể loại : Thuyết minh + miêu tả + nghệ thuật vào bài + sử dụng ca dao, thơ ca, viết. Khuyến khích dùng phương pháp tự thuật, kể chuyện, đối thoại về cây tre
– Nội dung + yêu cầu : giới thiệu cây tre
2. Dàn bài:
a) Mở bài: Giới thiệu cây tre (phương pháp định nghĩa)
b) Thân bài: Lai lịch và đặc điểm cây tre, dòng họ cây tre: lồ ô, trúc, tầm, vong….
– Miêu tả cây tre: Là 1 cây khẳng khiu, màu xanh
+ Đốt dài và bóng nhẵn
+ Đường kính của thân tre trưởng thành từ 6 đến 8cm…
+ Cao không đến 10m
– Tre có nhiều loại: tre gai, tre xanh, tre ngà, tre sừng (phân loại đặc điểm, đặc tính của từng loại tre)
– Hình ảnh cây tre đã đi vào thơ ca
– Công dụng cây tre:
+ Trong kháng chiến
+ Trong lao động sản xuất
+ Trong sinh hoạt hằng ngày
Tóm lại: Cây tre luôn là người bạn đồng hành và nó đóng góp vào lợi ích của bản thân mình cho con người Việt Nam.
– Khẳng định lại cây tre
c) Kết bài: Vị trí của cây tre hiện tại → tương lai (là bóng mát là cổng chào, trường tồn mãi mãi)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 5)
Câu 1. (2 điểm)
Cho các thành ngữ: Ăn không nói có; Mồm loa mép giải.
a. Giải nghĩa các thành ngữ.
b. Cho biết những thành ngữ đó liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
Câu 2. (3 điểm)
Từ vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về việc học tập và rèn luyện của bản thân trong cuộc sống hôm nay?
Câu 3. (5 điểm)
Thuyết minh về chiếc bút bi (có sử dụng nghệ thuật )
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (2 điểm)
a. Giải nghĩa các thành ngữ: (1 điểm)
– Ăn không nói có: Vu khống, bịa đặt. → phương châm về chất
– Mồm loa mép giải : Lắm lời, đanh đá, nói át người khác.→ phương châm lịch sự.
b. Những thành ngữ đó liên quan phương châm về chất và lịch sự. (1 điểm)
Câu 2. (3 điểm)
* Về kỹ năng: (1 điểm)
– HS viết được đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương Bác.
– Bày tỏ thái độ tự học, tự rèn luyện kiến thức, phẩm chất đạo đức trong cuộc sống hiện nay với lí lẽ thuyết phục, ngôn từ trong sáng.
* Về kiến thức: (2 điểm)
– Ý nghĩa của việc học tập và làm theo đạo đức HCM:
+ Đó là nhu cầu cần thiết và chính đáng thể hiện người yêu nước, yêu lao động.
+ Đó là biểu hiện của người biết suy nghĩ cho tương lai bản thân và đất nước.
+ Thể hiện thái độ ngưỡng mộ, kính trọng, biết ơn, tự hào về Bác.
– Nhận thức và hành động học tập của bản thân:
+ Giao lưu hội nhập văn hóa, kinh tế với các nước có nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức…
+ Bản thân là người Hs phải cố gắng học tập tốt, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phải có chọn lọc cái đẹp, cái hay đồng thời biết đấu tranh loại bỏ cái xấu.
+ Sống chân thành giản dị, biết yêu thương con người, quê hương đat nước
+ Biết trân trọng công sức lao động của người khác, không đua đòi sống xa hoa lãng phí…….
Câu 3. (5 điểm)
Thuyết minh về chiếc bút bi (có sử dụng nghệ thuật và yếu tố miêu tả)
* Về kỹ năng:
– Bài làm đúng kiêu văn thuyết minh, ngoài các phương pháp thuyết minh bài viết phải sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp (nhân hóa, kể chuyện, so sánh…)
– Bài viết có bố cụ ba phần rõ ràng, trình bày trôi chảy, không mắc lỗi chính tả………
* Về kiến thức:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu khái quát về đặc điểm hoặc công dụng của bút.
2. Thân bài: ( 4 điểm)
– Lịch sử ra đời của bút (ai sáng chế, sản xuất vào năm nào? → do nhà báo Hung-ga-ri làm tại Anh, sản xuất vào năm 1938…)
– Hình dáng, cấu tạo (gồm hai phần)
+ Phần ruột gồm: một ống mực nhỏ, một đầu được gắn viện bi nhỏ có đường kính khoảng 0,7 – 1mm gọi là ngòi bút, khi viết mực được in lên giấy là nhờ sự chuyển động của viên bi này.
+ Phần vỏ gồm: một ống nhựa hình tròn. Có loại có nắp, có loại bấm thụt ra thụt vào…
– Công dụng:
+ Lưu lại kiến thức …
+ Sáng tác nhạc
+ Thiết kế kiến trúc….
– Cách sử dụng và bảo quản:
+ Đậy nắp hoặc bấm vào khi không sử dụng
+ Không để ngòi rớt xuống đất…
3. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định vị trí, vai trò của buát trong hiện tại và tương lai.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 6)
Phần I. (7 điểm)
Câu 1: (5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
(Sách Ngữ Văn 8, tập 2)
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?
3. Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép. (gạch chân dưới câu ghép)
Câu 2: (2 điểm)
a. Em đã được học mấy phương châm hội thoại? Hãy kể tên các phương châm hội thoại đó?
b. Trong đoạn truyện sau, nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
“Chị Dậu run run:
– Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu nào dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
– Mày định nói cho cha mà nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!”
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Phần II: (3 điểm)
Sau đây là một phần trò chuyện của Phan Lang và Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” cuả Nguyễn Dữ:
“Phan nói:
– Nhà của tiên nhân của Nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong nương tử thì sao?”
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bấc, chim Việt đậu cành nam. Cảm về nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”.
1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời kể của Phan Lang dùng để chỉ những ai?
2. Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”?
3. Hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta?
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần I. (7 điểm)
Câu 1: (5 điểm)
1. (0,5 điểm)
– Tác phẩm: Quê hương
– Tác giả: Tế Hanh.
2. Biện pháp tu từ: (0,5 điểm)
– So sánh: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
– Nhân hóa: rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
3. Viết đoạn văn: (4 điểm)
– Hình thức:
+ Đúng mô hình đoạn văn, đủ số câu.
+ Có câu ghép, gạch chân.
– Nội dung:
+ Cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên đẹp (trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng) làm nền cho cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
+ Hình ảnh con thuyền khỏe khoắn, mạnh mẽ được tác giả so sánh với con tuấn mã.
+ Hình ảnh những chàng trai miền biển khỏe mạnh, vạm vỡ hăng hái chèo thuyền ra khơi.
+ Hình ảnh cánh buồm no gió là linh hồn của làng chài.
+ Khai thác được các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa,… (tác dụng)
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương,…
Câu 2: (2 điểm)
a. (1 điểm)
– 5 Phương châm hội thoại:
+ Phương châm về chất
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự
b. (1 điểm)
Nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm lịch sự vì hắn đã quát , mắng và xưng hô “mày – tao” với chị Dậu.
Phần II: (3 điểm)
1. (0,5 điểm)
– Hoàn cảnh: sau buổi tiệc ở thủy cung
– Hai từ “tiên nhân” đầu chỉ người đời trước (cha ông, tổ tiên). Từ “tiên sau” chỉ Trương Sinh.
2. (0,5 điểm)
– Lời của Phan Lang chạm đến nỗi niềm sâu kín của Vũ Nương.
– Vì Vũ Nương còn nặng lòng với cuộc đời trần thế, vẫn kahts khao phục hồi danh dự.
3. (2 điểm)
– Giới thiệu chung về gia đình.
– Định nghĩa về gia đình: Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.
– Vai trò của gia đình với cuộc đời con người:
+ Thời thơ ấu
+ Khi trưởng thành
+ Khi về già
– Phê phán những biểu hiện lệch lạc gây rạn nứt hạnh phúc gia đình.
– Mỗi người cần sống có trách nhiệm với gia đình, vun đắp hạnh phúc gia đình.
– Liên hệ bản thân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 7)
Câu 1: (2 điểm)
– Nêu đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán.
Câu 2: (2 điểm)
a. Có mấy phương châm hội thoại đã học, đó là những phương châm hội thoại gì?
b. Giải nghĩa những câu thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3: (6điểm)
Viết bài văn thuyết minh về một loài hoa ngày tết.
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
Đặc điểm hình thức và chức năng câu cảm thán:
– Có chứa các từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào…
– Có chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu 2: (2 điểm)
a.
– 5 Phương châm hội thoại:
+ Phương châm về chất
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự
b.
– Nói băm nói bổ: nói bốp chát, thô bạo (Phương châm lịch sự)
– Đánh trống lảng: Cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi. (Phương châm quan hệ)
– Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, linh tinh không xác thực (Phương châm về chất)
Câu 3: (6 điểm)
* Yêu cầu về nội dung
– Để làm được bài văn này, HS cần có những hiểu biết về loài hoa. Vì vậy trước khi làm bài nên chọn một loài hoa mà em cảm thấy yêu thích, gần gũi với cuộc sống của mình.
– Đây là dạng bài thuyết minh mà người viết có thể dể dàng trong việc kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm về vẻ đẹp, công dụng của loài hoa.
a. Mở bài
Giới thệu sơ lược về vai trò, ý nghĩa của loài hoa.
b. Thân bài
Giới thiệu được:
– Nguồn gốc, xuất xứ của loài hoa: Có từ bao giờ? Xuất hiện ở đâu? Thuộc họ nào?
– Giới thệu về những đặc điểm nổi bật của hoa theo một trình tự nhất định.
– Giới thiệu về môi trường mà hoa thích ứng.
– Giới thiệu về công dụng của hoa.
– Giới thiệu về chủng loại hoa (nếu có)
c. Kết bài
Suy nghĩ, tình cảm của người viết về loài hoa ấy.
* Yêu cầu về hình thức
Biết viết bài văn thuyết minh, văn viết lưu loát, có sức thuyết phục.
* Lưu ý: Cần đưa yếu tố miêu tả vào để bài văn hấp dẫn, sinh động.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 8)
I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.”
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào đã học ở lớp 8? Tác giả là ai?
Câu 2 (1 điểm): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (1,5 điểm): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.
II. Tập làm văn (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Cho câu chủ đề sau: “Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại”.
Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận.
Câu 2 (5 điểm): Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm):
Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng.
Câu 2 (1 điểm):
Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
Câu 3 (1,5 điểm):
Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn.
II. Tập làm văn (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
– Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:
+ Câu chủ đề có thể là câu mở đầu hoặc câu kết tùy theo cách diễn đạt.
+ Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề.
+ Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, truyện ngắn “Tức nước vỡ bờ” và nhân vật chị Dậu.
2. Thân bài
a. Trước khi đánh tên cai lệ
– Chạy vạy khắp nơi kiếm tiền nộp sưu để chồng không bị đánh.
– Chấp nhận bán đứa con gái đầu lòng để có tiền nộp sưu cứu chồng.
– Khi chứng kiến cảnh chồng bị bọn chúng đánh đập dã man thì vô cùng đau xót, gào khóc giữa đình làng.
– Khi chồng về nhà trong bộ dạng bị thương nặng chị Dậu ân cần chăm sóc, xót xa trước sự đau đớn của chồng.
→ Một người vợ hết lòng yêu thương chồng, sẵn sàng làm mọi thứ vì chồng.
b. Khi đánh tên cai lệ
– Ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự: xưng cháu gọi bọn cai lệ là ông.
– Cố gắng nhẫn nhịn, khẩn khoản van xin chúng để chúng không hành hạ chồng.
– Khi chúng sấn sổ, quát tháo đòi mang chồng đi đánh, chị Dậu xám mặt chạy đến ngăn cản.
– Khi bị bọn chúng đánh vào người mình, không thể chịu đựng được nữa, chị vùng lên đánh trả bằng hết sức mình.
→ Tâm lí của chị Dậu được miêu tả theo cấp độ tăng tiến: bọn cai lệ càng hung hăng, bạo ngược bao nhiêu chị càng vùng dậy chống trả lại bấy nhiêu.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 9)
Câu 1 (1.5 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.”
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 5)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 2 (1.5 điểm)
Cho biết các thành ngữ sau có liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
a. Ăn đơm nói đặt.
b. Nói băm nói bổ.
c. Nửa úp nửa mở.
Câu 3 (7.0 điểm)
Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.”
Từ đó hãy nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của việc học tập với bản thân.
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1 (1.5 điểm)
a.
– Văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh.
– Tác giả: Lê Anh Trà
b.
– Nội dung: Ca ngợi vốn tri thức văn hóa sâu rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2 (1.5 điểm)
a. Phương châm về chất.
b. Phương châm lịch sự.
c. Phương châm cách thức.
Câu 2 (7.0điểm)
– Về phương diện nội dung (5 điểm)
a. Mở bài (0.5 điểm)
– Giới thiệu về tầm quan trọng của học tập với bản thân. Cách mở bài sáng tạo, hấp dẫn.
b. Thân bài (4 điểm)
* Giải thích: (1điểm)
+ Câu nói của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hoàn toàn đúng.
+ Học tập là kết hợp học lí thuyết, đưa lí thuyết, vận dụng lí thuyết vào làm bài tập, vào thực hành .
+ Đây là nhiệm vụ đầu tiên, không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh.
* Tầm quan trọng của học tập với cuộc sống mỗi người. (2 điểm)
+ Học tập mở rộng vốn hiểu biết cho bản thân. ….
+ Học tập giúp ta hoàn thiện phát triển nhân cách….
(H/S lấy được những dẫn chứng minh họa sinh động trong thực tiễn cuộc sống)
* Xác định thái độ, hành động đúng (1 điểm)
+ phê phán những kẻ lười biếng,…
c. Kết bài (0.5 điểm)
– Khẳng định tầm quan trọng của việc học trong cuộc sống.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi số 10)
I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
“Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.”
Câu 1 (0,5 điểm): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
Câu 2 (1 điểm): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?
Câu 3 (1,5 điểm): Đoạn văn giúp em nhận ra bài học gì? (Trình bày bằng một đoạn văn).
II. Tập làm văn (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống bằng hình thức diễn dịch.
Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ.”
———-HẾT———
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm):
Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu: một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 2 (1 điểm):
Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động: Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những chú trai không chịu được đau xót nên đã chết. Những cơ thể trai sống thì lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.
Câu 3 (1,5 điểm):
Bài học rút ra sau đoạn văn:
– Trong cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn thử thách ập đến mà chúng ta không lường trước được.
– Lựa chọn vượt qua hay bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách là của chính bản thân mỗi người.
– Khi vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ có được những thành quả ngọt ngào.
II. Tập làm văn (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:
– Câu chủ đề là câu mở đầu của đoạn văn.
– Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề.
– Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng và đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng
– Cha mất sớm, vì đói nghèo nên mẹ phải đi tha hương cầu thực.
– Cậu sống nhờ người cô ruột nhưng bị ghẻ lạnh, đay nghiến và không có được hạnh phúc.
→ Sống trong đau khổ, đáng thương và tội nghiệp.
b. Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ của mình
– Dù cho người cô có nói gì xấu xa thậm tệ về mẹ thì vẫn giữ được tình yêu thương, sự tin tưởng tuyệt đối với mẹ của mình.
– Cậu đã rất đau khổ và khóc rất nhiều khi nghe cô nói không tốt về mẹ của mình → những điều một đứa trẻ không xứng đáng phải nghe, phải nhận từ người cô ruột của mình.
– Thiếu thốn tình cảm nên luôn khao khát và mong muốn được yêu thương.
– Khi nghe tin mẹ về, cậu vui mừng nhưng vẫn ngờ vực vì không biết đó có thật sự là mẹ hay không. Khi nhận ra mẹ mình, tất cả mọi cảm xúc của cậu như vỡ òa, ùa vào lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm, tình yêu thương của một trái tim bé bỏng bị chính người thân của mình làm cho lạnh giá.
– Cậu là người con biết cảm thông với hoàn cảnh của mẹ. Chính tình mẫu tử thiêng liêng đã giúp cậu vượt qua mọi định kiến của xã hội và vững tin vào tình yêu mẹ dành cho mình. Những đau khổ cậu bé đã phải trải qua đã nhận về thành quả xứng đáng đó là những giây phút vỡ òa hạnh phúc khi được ở trong lòng mẹ.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
box-most-viewed-courses