Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Phần đọc hiểu (2 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2. (0,5 điểm) Câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tự nhiên, tạo hóa phải ghen, hờn dự báo trước cuộc đời của Thúy Kiều sẽ thế nào?
Câu 3. (1 điểm) Em hiểu nội dung câu thơ “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” như thế nào?
II. Phần làm văn (8 điểm)
Câu 1. (3 điểm). Viết đoạn văn nghị luận (12-15 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần hiếu học trong cuộc sống.
Câu 2. (5 điểm). Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I/Phần Đọc – hiểu: (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
….Tôi quê Quảng Trị, mỗi năm rằm tháng 8 trở đi, nhìn trời phương Nam đổ mưa và gió mạnh, là e ngại những cơn áp thấp quần tụ đâu đó ngoài biển khơi. Rồi sẽ ập vào đâu những cơn bão lúa trốc cây trốc nhà, những ngọn mưa xối xả đất trời? Tự hỏi rồi tự trả lời; chắc lại vô miền Trung, bởi cái xác suất luôn rất lớn, thiên tai “hành hạ” khúc ruột cả nước ấy!
Năm nay cũng không ngoại lệ, ảnh hưởng La Nina khiến mưa bão dồn dập. Lượng mưa không thể tính bằng chục milimet nữa, mà bằng trăm. Thời gian mưa không tính bằng giờ nữa, mà bằng ngày đêm. Dồn dập vậy nên khiến bà con không kịp trở tay, có nhiều vùng trong đêm đang ngủ, mẹ già tỉnh giấc vùng dậy thấy nước đã tuôn vào nhà. Dâng đầy và ngập hết mọi thứ. Những bao lúa vừa khô chưa kịp chất lên tra (là cái gác gỗ thường được thiết kế gần áp mái nhà, để phòng khi lụt lội chất đồ lên đó). Những bầy gà, bầy vịt, bếp núc, bầy heo trong chuồng, cây rơm ngoài ngõ, đám cải vừa xanh, vùng khoai vừa ra củ, con nghé vừa biết bú sữa,… tất tần tật, chìm trong nước bạc. Trước cơn cuồng nộ của đất trời, mỗi người phải bỏ hết, để cữu lấy thân mình trước đã!
(Trần Thanh Bá – Báo Thanh Niên. Ngày 20/10/2020)
Câu 1/ Nêu nội dung của đoạn trích trên (1.0 đ)
Câu 2/ Từ “Thiên tai” trong đoạn trích thuộc loại từ gì? Qua đó em thấy từ vụng Tiếng Việt được phát triển bằng cách nào? (1.0 đ)
Câu 3/ Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng ở câu văn in đậm trong đoạn trích rồi nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (1.0 đ)
Câu 4/ Từ nội dung của đoạn trích và những hiểu biết của em về lũ lụt miền Trung trong thời gian vừa qua em có nhận thức, suy nghĩ và những hiểu biết của em về lũ lụt miền Trung trong thời gian vừa qua em có nhận thức, suy nghĩ và hành động gì? Hãy viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu (2.0đ)
II/PHẦN VĂN BẢN: (5.0 điểm)
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã trải qua hoặc chứng kiến. Qua câu chuyện em rút ra cho mình bài học về sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I/ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
(Ngữ văn 9 – tập 1)
a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Xác định biện pháp tu từ em cho là hay nhất và giá trị của biện pháp tu từ đó.
c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
Câu 2. (1,0 điểm) Giải thích nghĩa các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào:
– Ông nói sấm, bà nói chớp
– Đi thưa, về trình
II.TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Từ nội dung của đoạn thơ ở phần I.1, em hãy viết một đoạn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình đồng chí. (Từ 10 đến 12 dòng)
Câu 2. (5 điểm): Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“…Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc vớivăn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên nhữngcon tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi,châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứtiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề..”
(Lê Anh Trà, Ngữ văn 9 – tập 1)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2(1.0 điểm). Nếu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp thì câu “Người nói viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…và Người đã làm nhiều nghề” thuộc loại câu gì? Vì sao?
Câu 3(0.5 điểm). Câu văn “Người nói viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…và Người đã làm nhiều nghề” sử dụng phép tu từ gì?
Câu 4(1.0 điểm). Nêu nội dung của đoạn văn.
Phần II: Làm văn:
Câu 1:(2.0 điểm)
Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) trình bày hiểu biết của em về vẻ đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: (5.0 điểm)
Đóng vai nhân vật bé Đản khi đã lớn kể lại câu chuyện về người mẹ Vũ Thị Thiết (Vũ Nương), dựa theo tác phẩm “Chuyện Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tết
Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”.
Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”.
(Trần Hoàng Trúc).
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
Câu 2 (1,5 điểm): Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản? Dấu hiệu nào để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp?
Câu 3 (1 điểm): Tìm ít nhất một từ láy trong văn bản trên
Câu 4 (2 điểm): Từ nội dung văn bản trên, em hay viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình
Câu 5 (5 điểm): Cảm nhận của em về 7 câu thơ mở đầu của bài thơ Đồng chí:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Đồng chí – Chính Hữu)
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. Đọc – hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(Ngữ văn 9, Tập 1)
Câu 1 (1.5 điểm) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2 (1.5 điểm) Đoạn trích thể hiện tâm trạng gì của Thúy Kiều?
Câu 3 (1.0 điểm) Từ “hoa” và “mặt” trong đoạn trích, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Nếu nghĩa chuyển thi chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ.
II.Tập làm văn (6 điểm)
Nhập vai nhân vật Trương Sinh kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I/ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi dưới đây (từ câu 1 đến câu 3):
Mẹ và quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
(Nguyễn Khoa Điềm – Thơ Việt Nam 1945 – 1954, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu:
“Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả nong xanh”
II/TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về câu ngạn ngữ của Mĩ: “Trong tất cả các kì quan trên thế giới thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”
Câu 2 (5 điểm)
Bàn về tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng “Chuyện người con gái Nam Xương khẳng định vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của họ”. Hãy phân tích truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I/ VĂN BẢN – TIẾNG VIỆT (4đ)
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (1đ)
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn. (1đ)
Câu 3: Giải thích nhan đề của bài thơ. (1đ)
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hình ảnh người lính lái xe trong bài. (1đ)
II/TẬP LÀM VĂN (6đ)
Câu 1: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
Câu 2: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
(Trích sách Ngữ văn 9 – tập 1)
Câu 1: (1,0 điểm)
Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 2: (1,0 điểm)
Trong đoạn trích trên, câu thơ nào dự báo số phận của Thúy Kiều, câu thơ nào dự báo số phận của Thúy Vân? Mỗi câu dự báo điều gì về nhân vật?
Câu 3: (1,0 điểm)
Các từ: trăng, ngọc, mây, tuyết trong đoạn trích trên; từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Câu 4: (1,0 điểm)
Các từ: trang trọng, đoan trang, đầy đặn, mặn mà; từ nào là từ mượn, từ nào là từ thuần Việt?
Câu 5: (6,0 điểm)
Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
…
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Câu 1 (1 điểm)
Ngữ liệu trên trích từ văn bản nào? Nêu tên và giới thiệu khái quát về tác giả.
Câu 2 (1 điểm)
Chép phần thơ còn thiếu ở dấu …
Câu 3 (1 điểm)
Hai câu thơ in đậm sử dụng nghệ thuật tu từ gì? Nêu tác dụng.
II. Phần tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về nhân vật trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (5 điểm)
Viết bài văn phân tích hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hai nhân vật Vũ Thị Thiết – “Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều – Truyện Kiều của Nguyễn Du
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
Phần I/ ĐỌC HIỂU: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Các ngươi đều là người có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước…”
Câu 1 (0,5 đ): Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2 (0,5 đ): Đoạn văn trên là lời của ai? Nhân vật nói trong hoàn cảnh nào? Thể loại của văn bản là gi?
Câu 3 (1 đ): Em hiểu nghĩa của từ “Lương tri”, “Lương năng” là gì?
Câu 4 (1 đ): Nêu nội dung ý nghĩa của đoạn văn trên?
PHẦN II/ LÀM VĂN (7 Điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Xót người tựa cửa sớm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ suy nghĩ về đạo làm con – chữ “hiếu”
Câu 2: (5,0 điểm) Từ đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du), nhập vai nhân vật Thúy Kiều kể lại tâm trạng của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cảnhững ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạnkhông theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậmchí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu vềđiều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thểhiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thựctế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu màngười khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình,nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ đượcđánh thức”…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? (0,50 đ)
b. – Tìm 01 câu văn có sử dụng biện pháp so sánh và nêu tác dụng của nó? (0,5 đ)
– Giải thích từ “lửa” trong câu “Hãy tìm ra ước mơ cháy bổng của mình, nó đang nằm trong sâu thẳm trong tim của bạn đó như một ngọn núi lửa đang chờ đợi thách thức.” Cho biết từ “lửa” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu nghĩa chuyển thì chuyển nghĩa theo phương thức nào? (1,0 đ)
d. Đặt 1 câu văn nói lên ý nghĩa của văn bản theo hướng tích cực. (0,5 đ)
II. Tập làm văn (7,0 đ)
Câu 1: (2,0 đ) Viết đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy thi hoặc từ 150 – 200 từ) thuyết minh về đặc điểm và công dụng của con trâu ở làng quê Việt Nam.
Câu 2: (5,0 đ) Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy, kể lại một câu chuyện hoặc một kỷ niệm của buổi thăm trường đầy xúc động đó.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
PHẦN I. Tiếng Việt (2,0 điểm). Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương âm đó vào bài làm.
Câu 1. Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng…
A. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác và không tuân thủ dùng phương châm về lượng
B. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác và không tuân thủ dùng phương châm lịch sự
C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác và không tuân thủ dùng phương châm quan hệ
D. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác và không tuân thủ dùng phương châm về chất
Câu 2. Có mấy từ Hán Việt trong các từ sau: Ăn uống, thành kiến, gia tài, lo lắng, quốc gia, gác – đờ – bu, in – tơ – nét, ái quốc, ti vi, giảng hòa, mít tinh, phu nhân
A.Bốn từ B. Năm từ C. Sáu từ D. Bảy từ
Câu 3. Thành ngữ: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm lịch sử
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm về lượng
Câu 4. Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, dời non lấp biển, long trời lở đất, đội đá vá trời…Dòng nào sau đây nói đúng các ví dụ trên?
A. Là những câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
B. Là những câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
C. Là những câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
D. Là những câu thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh
Câu 5. Trong câu văn: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long), có chứa:
A. Lời dẫn trực tiếp
B. Ý dẫn trực tiếp
C. Lời dẫn gián tiếp
D. Ý dẫn gián tiếp
Câu 6. Thuật ngữ nào không cùng lĩnh vực khoa học với các thành ngữ còn lại?
A. Đường trung trực
B. Đường trung tuyến
C. Đường tiếp tuyến
D. Đường kinh tuyến
Câu 7. Từ “Xuân” nào trong các câu sau (trích trong “Truyện Kiều, Nguyễn du”) được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Làn thu thủy nét xuân sơn
B. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
C. Ngày xuân con én đưa thoi
D. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Câu 8. Tại văn phòng một công ty. Khi ấy, cách xưng hô dựa trên quan hệ nào là hợp lý?
A. Quan hệ gia đình
B. Quan hệ tuổi tác
C. Quan hệ chức vụ xã hội
D. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp
PHẦN II. Đọc hiểu (2,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn đời sống đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng, đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh các sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong cả nước, và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây, có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
(Theo Nguyên Ngọc, một đề nghị, tạp chí điện tử Tiasang.com.vn)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? (0,5 điểm)
Câu 3. Em hiểu “việc nhà” và “cuộc sống lớn” mà tác giả nói đến như thế nào? (0,75 điểm)
Câu 4. Em có lời đề nghị nào góp phần vào “công cuộc lớn” ấy không? (0,5 điểm)
PHẦN III. Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
Từ ý kiến trong phần đọc hiểu: Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ. Hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc đọc sách.
Câu 2. (4,5 điểm)
Thuyết minh về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (SGK Ngữ văn lớp 9 tập I, nxb Giáo dục Việt Nam)
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
Phần 1: Đọc- hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ống đỏhoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết, Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-thép)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3 (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 5 (1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1).
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:
– Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
– Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
– Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Ngữ văn 9/ tập 1)
Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1.0 đ)
a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?
Câu 3. (1.0 đ)
a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?
b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?
Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
I/Phần Đọc – hiểu: (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
….Tôi quê Quảng Trị, mỗi năm rằm tháng 8 trở đi, nhìn trời phương Nam đổ mưa và gió mạnh, là e ngại những cơn áp thấp quần tụ đâu đó ngoài biển khơi. Rồi sẽ ập vào đâu những cơn bão lúa trốc cây trốc nhà, những ngọn mưa xối xả đất trời? Tự hỏi rồi tự trả lời; chắc lại vô miền Trung, bởi cái xác suất luôn rất lớn, thiên tai “hành hạ” khúc ruột cả nước ấy!
Năm nay cũng không ngoại lệ, ảnh hưởng La Nina khiến mưa bão dồn dập. Lượng mưa không thể tính bằng chục milimet nữa, mà bằng trăm. Thời gian mưa không tính bằng giờ nữa, mà bằng ngày đêm. Dồn dập vậy nên khiến bà con không kịp trở tay, có nhiều vùng trong đêm đang ngủ, mẹ già tỉnh giấc vùng dậy thấy nước đã tuôn vào nhà. Dâng đầy và ngập hết mọi thứ. Những bao lúa vừa khô chưa kịp chất lên tra (là cái gác gỗ thường được thiết kế gần áp mái nhà, để phòng khi lụt lội chất đồ lên đó). Những bầy gà, bầy vịt, bếp núc, bầy heo trong chuồng, cây rơm ngoài ngõ, đám cải vừa xanh, vùng khoai vừa ra củ, con nghé vừa biết bú sữa,… tất tần tật, chìm trong nước bạc. Trước cơn cuồng nộ của đất trời, mỗi người phải bỏ hết, để cữu lấy thân mình trước đã!
(Trần Thanh Bá – Báo Thanh Niên. Ngày 20/10/2020)
Câu 1/ Nêu nội dung của đoạn trích trên (1.0 đ)
Câu 2/ Từ “Thiên tai” trong đoạn trích thuộc loại từ gì? Qua đó em thấy từ vụng Tiếng Việt được phát triển bằng cách nào? (1.0 đ)
Câu 3/ Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng ở câu văn in đậm trong đoạn trích rồi nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (1.0 đ)
Câu 4/ Từ nội dung của đoạn trích và những hiểu biết của em về lũ lụt miền Trung trong thời gian vừa qua em có nhận thức, suy nghĩ và những hiểu biết của em về lũ lụt miền Trung trong thời gian vừa qua em có nhận thức, suy nghĩ và hành động gì? Hãy viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu (2.0đ)
II/PHẦN VĂN BẢN: (5.0 điểm)
Đề bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
– Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. (…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1đ)
Câu 2 : Nhà vua nói “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung tương tự và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. (2đ)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy).
Câu 2 : (2 điểm) Nhận xét về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng đây là một kết thúc có hậu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. Vì sao?
Câu 3 : (3 điểm)Chép lại và phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
Phần I. (7 điểm)
Trong một đoạn trích sách Ngữ Văn 9 (Tập 1) có viết:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Câu 1: Chép chính xác tám câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ?
Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai? Vị trí của văn bản đó trong tác phẩm?
Câu 3: Theo em, có thể thay thế từ “hờn” trong câu thơ thứ hai thành từ “buồn” được không? Vì sao?
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách tổng phân hợp để làm nổi bật vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của nhân vật trong đoạn thơ trên (trong đó có dùng một câu ghép, phép thế và gạch chân).
Phần II. (1,5 điểm)
“Hoàng Lê nhất thống chí ” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.
Câu 1: Hãy giải thích nhan đề tác phẩm.
Câu 2: Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung – Nguyễn Huệ?
Phần III. (1,5 điểm)
Bác Hồ không chỉ là một con người vĩ đại trong cuộc sống mà còn là một hình tượng tuyệt đẹp trong tác phẩm văn học. Trong chương trình Ngữ Văn 9 có một văn bản nhật dụng viết rất hay về vẻ đẹp phong cách của người.
Câu 1: Hãy cho biết đó là văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày những bài học về phong cách tư tưởng đạo đức mà em học được từ Người qua tác phẩm đó.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
Câu 1: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?
A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Câu 2: Theo em vì sao tác giả Nguyễn Du lại miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước, vẻ đẹp của Thúy Kiều sau?
A. Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.
B. Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều
C. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
D. Vì tác giả muốn đề cao Thúy Vân.
Câu 3: Dòng nào nhận định không đúng về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
A. Là tác phẩm viết bằng chữ Nôm.
B. Khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử của Việt Nam
C. Có tất cả 20 truyện.
D. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh nhưng gặp nhiều oan khuất, bất hạnh.
Câu 4: Em hiểu câu thơ :
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
A. Phải viết quý trọng ơn nghĩa
B. Cuộc sống trong sạch, tự do, ngoài vòng danh lợi.
C. Cuộc sống nhỏ nhen, mưu danh, trục lợi.
D. Thấy việc nghĩa không làm thì không phải là người anh hùng.
Câu 5: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên bao nỗi nhớ và buồn thương của Thúy Kiều. Đó là nỗi buồn thương nhớ ai?
A. Nhớ hai em. B. Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.
C. Nhớ quê nhà. D. Nhớ về tuổi thơ vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 6: Lí do chính khiến Vũ Nương không trở về đoàn tụ với gia đình mặc dù đã được giải oan là?
A. Vì cảm ơn đức của Linh Phi.
B. Vì còn tức giận Trương Sinh.
C. Vì chế độ phong kiến đương thời không dung nạp được những người đức hạnh như nàng.
D. Cả A và C đều đúng.
Phần II: Tự luận (7đ)
Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
———-HẾT———
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
Câu 1: (2 điểm) Có mẫu chuyện vui như sau:
Trong giờ học, thầy giáo hỏi:
– Em nào cho biết rừng sâu là gì?
Rất nhanh, một học sinh giơ tay xin trả lời:
– Rừng sâu là rừng ở đó có nhiều sâu ạ!
Cả lớp cười ồ lên.
Em hãy cho biết bạn học sinh kia khi trả lời đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 2: (2 điểm) Tìm trường từ vựng và đặt câu với trường từ vựng đã tìm được?
“Chúng lập ra tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.”
( Hồ Chí Minh- Tuyên ngôn độc lập)
Câu 3: (3 điểm) Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp:
“Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ?…” (Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 4: (3 điểm)
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những phần sau:
a. Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như đông với tây một dải rừng liền.
b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao đông! Tre, anh hùng chiến đấu!
———-HẾT———
box-most-viewed-courses