Bộ Đề Thi Sinh Học Lớp 10 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 10

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề gồm 10 câu trắc nghiệm, trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm)

Câu 1: Sự kiện nào dưới đây xảy ra ở kì cuối của nguyên phân ?

A. NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện

B. Thoi phân bào dần xuất hiện

C. NST dần biến mất

D. Các nhiễm sắc tử tách nhau và tiến về 2 cực của tế bào

Câu 2: Từ một tế bào ban đầu, khi trải qua 7 lần nguyên phân liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là bao nhiêu ?

A. 32

C. 14

D. 128

Câu 3: Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật và tế bào động vật khác nhau chủ yếu ở:

A. thời gian của kì trung gian.

B. kì đầu của giai đoạn phân chia nhân.

C. giai đoạn phân chia tế bào chất.

D. kì giữa của giai đoạn phân chia nhân.

Câu 4: Trong chu kì tế bào, NST kép có thể được tìm thấy ở giai đoạn nào sau đây ?

A. Kì đầu

B. Kì trung gian

C. Kì giữa

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây có liên quan mật thiết đến quá trình nguyên phân của tế bào ? 

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Quá trình hàn gắn vết thương

C. Sự lớn lên của cơ thể sinh vật

D. Sự phát triển về chiều dài của rễ cây

Câu 6: Quá trình nhân đôi NST diễn ra ở giai đoạn nào của chu kì tế bào ?

A. Kì sau

B. Kì trung gian

C. Kì đầu

D. Kì giữa

Câu 7: Một tế bào lúa nước (2n = 24) đang ở kì sau của giảm phân I. Hỏi tế bào này mang bao nhiêu NST và ở trạng thái như thế nào ?

A. 24 NST ở trạng thái kép

B. 12 NST ở trạng thái kép

C. 12 NST ở trạng thái đơn

D. 24 NST ở trạng thái đơn

Câu 8: Sự kiện nào dưới đây không diễn ra ở kì đầu I của giảm phân ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Các NST kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng và xảy ra quá trình tiếp hợp

C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến

D. Các NST sắp xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo

Câu 9: Sau giảm phân I, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra mấy tế bào con ?

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 10: Trong giảm phân, nhiễm sắc tử tồn tại ở kì nào dưới đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại 

B. Kì đầu I

C. Kì đầu II

D. Kì cuối I

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A D C D A B A D B A

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa học kì 2

Môn: Sinh Học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề gồm 30 câu trắc nghiệm)

Câu 1: (0,3 điểm) Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật thành mấy nhóm chính ?

A. 4

B. 3

C. 2ahhhhHHHH thhaMũi

D. 5

Câu 2: (0,3 điểm)  Vi sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm quang tự dưỡng ?

A. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía

B. Tảo lục

C. Vi khuẩn lam 

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3: (0,3 điểm)  Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : … là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó, chất cho êlectron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ.

A. Quang hợp

B. Hô hấp kị khí

C. Lên men

D. Hô hấp hiếu khí

Câu 4: (0,4 điểm) Trong hô hấp hiếu khí, từ một phân tử glucôzơ sẽ tạo ra được bao nhiêu phân tử ATP ?

A. 26

B. 4

C. 34

D. 38

Câu 5: (0,3 điểm)  Khi nói về đặc điểm chung của vi sinh vật, điều nào dưới đây là đúng ?

A. Có kích thước hiển vi

B. Sinh sản chậm

C. Khu phân bố hẹp

D. Sống kí sinh nội bào bắt buộc

Câu 6: (0,3 điểm)  Vi sinh vật nào dưới đây sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là CO2 ?

A. Trùng giày

B. Vi khuẩn nitrat hoá

C. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục

D. Nấm men

Câu 7: (0,3 điểm)  Sự tổng hợp prôtêin là do

A. các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

B. các phân tử glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

C. các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.

D. các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.

Câu 8: (0,4 điểm)  Món ăn nào dưới đây là sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Rượu trắng

C. Sữa chua

D. Nước mắm 

Câu 9: (0,4 điểm)  Sự tổng hợp lipit ở vi sinh vật là do sự liên kết giữa

A. glucôzơ và các axit amin.

B. glixêrol và các axit béo.

C. glixêrol và các axit amin.

D. glucôzơ và các axit béo.

Câu 10: (0,3 điểm)   Nem chua được tạo ra nhờ quá trình 

A. lên men lactic.

B. lên men êtilic.

C. phân giải prôtêin.

D. phân giải axit nuclêic.

Câu 11: (0,4 điểm)  Sự sinh trưởng của quần thể sinh vật được hiểu là 

A. sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

B. sự tăng sinh khối của quần thể.

C. sự mở rộng khu phân bố của quần thể.

D. sự tăng mật độ của quần thể.

Câu 12: (0,4 điểm)   Thời gian thế hệ được kí hiệu là gì ?

A. g

B. N

C. t

D. k

Câu 13: (0,4 điểm)   Ở đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục, pha lag là tên gọi khác của pha nào ?

A. Pha tiềm phát

B. Pha luỹ thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Câu 14: (0,3 điểm)  Nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào sau đây ?

A. Dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định

B. Quần thể sinh vật không trải qua pha suy vong

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Môi trường nuôi cấy luôn ổn định

Câu 15: (0,4 điểm)   Trong nuôi cấy liên tục, pha tăng trưởng nào dưới đây của quần thể vi sinh vật sẽ được kéo dài ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Pha suy vong

C. Pha tiềm phát

D. Pha cân bằng

Câu 16: (0,3 điểm)  Dựa vào đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, em hãy cho biết đặc điểm nào dưới đây có ở pha suy vong ?

A. Chất độc hại tích luỹ quá nhiều, môi trường ô nhiễm

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi

D. Chất dinh dưỡng cạn kiệt

Câu 17: (0,3 điểm)  Trong điều kiện nuôi cấy thích hợp nhất thì thời gian thế hệ của E.coli là

A. 20 phút.

B. 60 phút.

C. 24 giờ.

D. 48 giờ.

Câu 18: (0,3 điểm) Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào ?

A. Phân đôi

B. Nảy chồi

C. Tạo thành bào tử

D. Tiếp hợp

Câu 19: (0,3 điểm) Sinh sản bằng ngoại bào tử có ở

A. tảo mắt.

B. vi sinh vật dinh dưỡng mêtan.

C. xạ khuẩn.

D. vi khuẩn quang dưỡng màu tía.

Câu 20: (0,3 điểm) Sinh vật nào dưới đây có hình thức sinh sản vô tính khác với những sinh vật còn lại ? 

A. Trùng giày

B. Tảo mắt

C. Nấm men rượu

D. Tảo lục

Câu 21: (0,3 điểm)  Nấm Penicillium có hình thức sinh sản vô tính như thế nào ?

A. Sinh sản bằng ngoại bào tử

B. Sinh sản bằng nội bào tử

C. Sinh sản bằng bào tử túi

D. Sinh sản bằng bào tử trần

Câu 22: (0,3 điểm)  Bào tử nào dưới đây không phải là bào tử sinh sản ?

A. Nội bào tử

B. Ngoại bào tử

C. Bào tử kín

D. Bào tử trần

Câu 23: (0,3 điểm)  Mêzôxôm là một cấu trúc được tạo thành khi vi khuẩn tiến hành

A. tạo bào tử.

B. phân đôi.

C. nảy chồi.

D. tiếp hợp.

Câu 24: (0,3 điểm) Đối với vi sinh vật, chất nào dưới đây là chất dinh dưỡng ?

A. Prôtêin

B. Lipit

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Cacbohiđrat

Câu 25: (0,4 điểm)   Hiện tượng sấy khô để bảo quản nông sản cho thấy ảnh hưởng của nhân tố vật lí nào đến sự sống của vi sinh vật ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Ánh sáng

C. pH

D. Độ ẩm

Câu 26: (0,4 điểm)   Chất nào dưới đây có khả năng diệt khuẩn một cách chọn lọc ?

A. Chất kháng sinh

B. Hợp chất của kim loại nặng

C. Rượu iôt

D. Anđêhit

Câu 27: (0,3 điểm)  Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được phân chia làm mấy nhóm chính ?

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28: (0,4 điểm)  Hợp chất nào dưới đây được dùng để thanh trùng nước máy, nước các bể bơi ?

A. Cloramin

B. Phoocmanđêhit

C. Chất kháng sinh

D. Phênol

Câu 29: (0,3 điểm)  Chất nào dưới đây được xem là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật ?

A. Vitamin

B. Kháng sinh

C. Anđêhit

D. Rượu iôt

Câu 30: (0,3 điểm)  Nhân tố sinh thái nào dưới đây ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP… ?

A. Độ ẩm

B. Nhiệt độ

C. Độ pH

D. Ánh sáng

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A D C D A B A D B A
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A A A C D B A A B C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D A B C D A D A A C

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2

Môn: Sinh Học 10

Thời gian làm bài: 15 phút

(Đề gồm 10 câu trắc nghiệm, trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm)

Câu 1: Ở virut, vỏ capsit có bản chất là

A. prôtêin.

B. lipit.

C. gluxit.

D. axit nuclêic.

Câu 2: Hạt virut có mấy loại cấu trúc cơ bản ? 

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không có ở mọi loại virut ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Axit nuclêic

C. Vỏ ngoài

D. Vỏ capsit

Câu 4: Giai đoạn đầu tiên trong chu trình nhân lên của virut là gì ? 

A. Lắp ráp

B. Sinh tổng hợp

C. Xâm nhập

D. Hấp phụ

Câu 5: Đối tượng tấn công của HIV khi xâm nhập vào cơ thể người là  

A. tế bào limphô T4.

B. tế bào limphô T2.

C. tế bào limphô B.

D. tế bào bạch cầu ưa axit.

Câu 6: Ở người bị nhiễm HIV thì trong các loại dịch cơ thể dưới đây, dịch nào có chứa nồng độ HIV cao nhất ?

A. Mồ hôi

B. Tinh dịch

C. Nước tiểu

D. Nước mắt

Câu 7: Phagơ là tên gọi chung của những virut kí sinh trên

A. vi sinh vật.

B. thực vật.

C. động vật.

D. côn trùng.

Câu 8: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trên thế giới hiện biết khoảng … loại virut gây bệnh cho thực vật.

A. 10000

B. 500

C. 100

D. 1000

Câu 9: Bệnh nào dưới đây do virut gây ra ?

A. Tay chân miệng

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Viêm não Nhật Bản

D. Thuỷ đậu

Câu 10: Bệnh nào dưới đây lây lan qua đường tiêu hoá là chủ yếu ?

A. Quai bị

B. Cúm

C. HIV/AIDS

D. Viêm gan B

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A D C D A B A D B A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1078

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống