Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 1)
(3 điểm)
Câu 1. Ở vườn Quốc gia Cúc Phương, mùa hạ thường thấy những đàn bướm trắng hàng nghìn con bay dọc đường rừng dài hàng trăm mét. Đây là biểu hiện sự phong phú về
A. số lượng cá thể.
B. số lượng loài.
C. môi trường sống.
D. số lượng quần thể.
Câu 2. Động vật nào sau đây truyền bệnh sang người?
A. giun đất. B. muỗi. C. cá chép. D. tôm.
Câu 3. Dân gian có câu đố vui như sau:
“ Đầu khóm trúc.
Lưng khúc rồng.
Sinh bạch tử hồng.
Xuân hạ thu đông.
Bốn mùa đều có” .
Theo em câu đố trên nói về động vật nào sau đây.
A. con tôm.
B. con ốc sên.
C. con rận nước.
D. con sun.
Câu 4. Loài cá nào dưới đây vào mùa sinh sản,cá cái để trứng vào túi ấp trứng ở phía trước bụng cá đực và sau đó cá đực “ ấp trứng ” cho đến khi trứng nở.
A. cá chuồn,
B. cá hồi.
C. cá ngựa.
D. cá trích.
Câu 5. Em hãy chú thích thay cho các chữ số trong hình dưới đây.
Chú thích
1 – …………….
2 – …………….
3 – …………….
4 – …………….
5 – …………….
6 – …………….
(7 điểm)
Câu 1. Quan sát trùng giày và đánh dấu tích vào bảng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Trùng giày có hình dạng | Trùng giày di chuyển | |
1. Đối xứng | ||
2. Không đối xứng | ||
3. Có hình như chiếc giày | ||
4. Di chuyển thẳng tiến | ||
5. Di chuyển vừa tiến vừa xoay |
Câu 2. Cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm, người ta nhìn thấy ở mặt nước ao hồ có lớp váng xanh, theo em do đâu mà có hiện tượng trên?
Câu 3. Em hãy kể tên các đại diện của Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em.
Đáp án
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: C
Câu 5: Chú thích
1- Râu 2- Mắt kép 3- Cơ quan miệng
4- Chân 5- Cánh 6- Lỗ thở
Câu 1:
Trùng giày có hình dạng | Trùng giày di chuyển | |
1. Đối xứng | ||
2. Không đối xứng | X | |
3. Có hình như chiếc giày | X | |
4. Di chuyển thẳng tiến | ||
5. Di chuyển vừa tiến vừa xoay | X |
Câu 2:
Cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm, trùng roi ở mặt nước ao hồ sinh sản vô tính rất nhanh, tạo nên lớp váng xanh trên mặt nước. Vậy hiện tượng trên là do trùng roi gây nên.
Câu 3.
Tùy từng địa phương, có thể thủy tức là đại diện dễ gặp nhất.
– Ở những địa phương xa biển có thể gặp các đại diện thủy tức đơn độc sống ở ao, hồ, ruộng vùng nước ngọt.
– Ở những địa phương gần biển thì có thể gặp các dạng thủy tức đơn độc sống ở nước ngọt, các dạng sứa, san hô, hải quỳ sống ở biển.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 2)
(3 điểm)
Câu 1. Khi nói về hệ tuần hoàn của châu chấu, phát biểu nào sau đây đúng?
A. tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.
B. tim 4 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.
C. tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.
D. tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.
Câu 2. Nhóm nào sau đây gồm những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
A. tôm sông, nhện, ve sầu.
B. kiến, ong mật, nhện.
C. kiến, bướm cải, tôm ở nhờ.
D. ong mật, bọ ngựa, tôm ở nhờ.
Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của tôm sông và nhện?
A. có 5 đôi chân ngực.
B. cơ thể chia làm 3 phần.
C. không có cánh.
D. sống trên cạn.
Câu 4. Sự sắp xếp các vảy ở cá trên thân khớp với nhau như ngòi lợp giúp
A. duy trì sức cản của nước khi di chuyển.
B. thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
C. giảm ma sát với môi trường không khí khi di chuyển.
D. dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù.
Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình sau:
Chú thích
1 – …………….
2 – …………….
3 – …………….
4 – …………….
(7 điểm)
Câu 1. Em hãy tích vào ô trống của bảng 1 để được câu trả lời đúng.
Bảng 1: Đặc điểm chung của ngành Thân mềm.
Câu 2. Lợn nuôi thường bị sán bã trầu kí sinh ở ruột gây hại, làm lợn gầy rạc, da sần sùi và chậm lớn. Vậy theo em làm thế nào để loại bỏ sán bã trầu ra khỏi ruột lợn? Cách phòng tránh sán bã trầu?
Câu 3. Các món gỏi như gỏi cá, gỏi sứa, gỏi thịt thường rất được ưa chuộng bởi vị dễ ăn, không ngán của nó. Món này còn có thể cho làm món ăn chời, ăn hoài không chán. Vậy theo em có nên thường xuyên ăn các món gỏi này không? Vì sao?
Đáp án
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: B
Câu 5: Chú thích
1: Miệng 2: Tua miêng 3: Thân 4: Đế bám
Câu 1.
Câu 2.
– Cho lợn uống thuốc tẩy sán bã trầu, sán bị chết, theo phân ra ngoài có màu đỏ thẫm như bã trầu.
– Ngoài ra, để tránh lây nhiễm sán trở lại thì chúng ta cần thực hiện như sau:
+ Vệ sinh môi trường diệt sán trong phân bằng cách quét dọn vệ sinh tiêu độc định kỳ.
+ Ủ phân diệt trứng giun sán, diệt ký chủ trung gian như ốc bằng nước vôi 10% hay đồng sunfar (CUSO4) 0,05%.
+ Không cho lợn ăn rau, bèo, rong, rêu sống.
+ Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, thường xuyên cho lợn ăn thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi cho lợn ăn thức ăn xanh, rau xanh cần phải rửa sạch để khô nước.
+ Tẩy giun sán định kỳ cho lợn 3 tháng 1 lần.
Câu 3:
Chúng ta không nên thường xuyên ăn các món gỏi thịt, gỏi cá, gỏi sứa,… đây là những món ăn thịt, cá ở dạng sống có chứa các nang sán sống trong các thớ thịt, cá,… sẽ dễ gây ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn hoặc đau bụng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 3)
(3 điểm)
Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây ở cá chép giúp giảm ma sát giữa da của chúng với môi trường nước?
A. vây có các tia vây được căng bởi da mỏng.
B. da có nhiều tuyến tiết chất nhầy.
C. thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
D. vảy cá trên thân khớp với nhau như ngòi lợp.
Câu 2. Ở cá chép, thùy thị giác ở phần nào của não bộ?
A. não trước,
B. não giữa.
C. tiểu não.
D. trụ não.
Câu 3. Động vật nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá?
A. cá nhám. B. cá chép. C. cá hồi. D. cá heo.
Câu 4. Động vật nào dưới đây không thuộc ngành Giun đốt?
A. giun kim. B. giun đỏ. C. đỉa. D. giun đất.
Câu 5. Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: Động vật ngày nay được sắp xếp vào hơn …… ngành.
A. 20. B. 50. C. 10. D. 100.
(7 điểm)
Câu 1. Quan sát trùng roi và đánh dấu tích vào bảng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây
Đặc điểm | Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ | Trung roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ |
1. Diệp lục. | ||
2. Roi và điểm mắt | ||
3. Có diệp lục | ||
4. Có roi | ||
5. Có thành xenlulôzơ | ||
6. Có điểm mắt |
Câu 2. Không bào co bóp ở trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào ( về cấu tạo, số lượng và vị trí)?
Câu 3. Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
Đáp án
Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: A Câu 5:A
Câu 1:
Đặc điểm | Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ | Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ |
1. Diệp lục | ||
2. Roi và điểm mắt | X | |
3. Có diệp lục | X | |
4. Có roi | ||
5. Có thành xenlulôzơ | X | |
6. Có điểm mắt |
Câu 2.
Không bào co bóp ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ:
Chỉ có 2, nhưng ở vị trí cố định, có túi chứa hình cầu ở giữa (để chứa) và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh (như cánh hoa thị), có nghĩa là cấu tạo phức tạp hơn.
Câu 3.
– Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với lối sống trong đất như: Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng cơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
– Cách dinh dưỡng:
+ Kiểu 1: Khi đất ẩm và tơi, vòi miệng giun vươn ra như mũi dùi, cắm vào đất rồi thành cơ đầu phồng lên làm lỗ đào rộng ra. Thành lỗ được phần sau cơ thể miết cho nhẵn và tròn chịa.
+ Kiểu 2: Khi gặp đất khô và cứng, giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng. Qua ống tiêu hóa của giun, chất mùn được tiêu hóa, đất thải qua hậu môn, đùn trên mặt đất thành đống vụn lổn nhổn được gọi là “phân giun”.
Chính vì kiểu dinh dưỡng như vậy mà giun đất thích nghi với đời sống trong đất.
– Trong lớp mô bì các tế bào tiết ra chất nhầy làm da luôn trơn giúp dễ di chuyển và hô hấp qua da.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 4)
(3 điểm)
Câu 1. Vai trò của lớp cutin đối với giun tròn là
A. bảo vê giun tròn khỏi sự tiêu hủy của các dịch tiêu hóa.
B. giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.
C. giúp trứng giun tròn có khả năng di chuyển.
D. tăng khả năng hô hấp với môi trường ngoài.
Câu 2. Vật chủ trung gian của sán bã trầu là
A. lợn, gà.
B. trâu bò.
C. chó, mèo.
D. ốc gạo, ốc mút.
Câu 3. Trong giai đoạn sinh sản, mỗi giun đùa cái đẻ khoảng bao nhiêu trứng mỗi ngày?
A. 20000. B. 4000. C. 2000. D. 200000.
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây giúp cho hệ thần kinh của Thân mềm phát triển tập trung hơn Giun đốt?
A. hạch não phát triển.
B. di chuyển tích cực
C. môi trường sống đa dạng.
D. có vỏ.
Câu 5. Số loài động vật đã được phát hiện khoảng
A. 300 000 loài.
B. 1,5 triệu loài.
C. 1,5 tỉ loài.
D 2 tỉ loài.
(7 điểm)
Câu 1. Vì sao nói trùng roi xanh vừa có khả năng tự dưỡng, vừa có khả năng dị dưỡng?
Câu 2. Em hãy tích vào bảng dưới đây sao cho phù hợp nhất về “ Đặc điểm chung của ngành Giun đốt”.
Câu 3. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” để đặt tên cho ngành.
Câu 4. Em đã làm gì để phòng bệnh giun đũa cho bản thân và gia đình?
Đáp án
Câu 1: A Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: B
Câu 1.
– Khả năng tự dưỡng: Ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh quang hợp như thực vật vì trong tế bào của chúng chứa các hạt diệp lục.
– Khả năng dị dưỡng: Khi không có ánh sáng, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hóa chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra (còn gọi là dị dưỡng).
Câu 2.
Câu 3.
– Cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng, đối xứng hai bên.
– Phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng.
– Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
– Cơ quan sinh dục phát triển.
– Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng.
* Người ta lấy đặc điểm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì:
– Tất cả các loài thuộc ngành này đều có cơ thể hẹp theo hướng lưng bụng.
– Mặt khác vì đặc điểm này được thể hiện triệt để nhất trong các đại diện của ngành và cũng giúp dễ phân biệt với giun trà với giun đốt sau này.
Câu 4.
Để phòng chống bệnh giun đũa cho bản thân và gia đình em làm những việc như sau:
– Trước tiên cá nhân phải giữ gìn vệ sinh.
– Ăn uống hợp vệ sinh, hạn chế ăn rau sống, không uống nước lã, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, dùng lồng bàn đậy thức ăn. Nếu có ăn rau sống thì phải chọn rau sạch, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng đảm bảo vệ sinh. Nên tự trồng rau sạch để ăn khi có điều kiện. Rửa rau thật kĩ, và ngâm nước sạch trước khi chế biến.
– Diệt trừ ruồi nhặng, kết hợp với vệ sinh môi trường xung quanh ở cộng đồng.
– Tẩy giun định kì 1 đến 2 lần trong 1 năm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 5)
(3 điểm)
Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không nằm ở phần đầu – ngực của tôm sông?
A. mắp kép. B. chân hàm.
C. chân ngực. D. chân bụng.
Câu 2. Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng?
A. chân hàm. B. chân bụng.
C. hai đôi râu. D. tấm lái.
Câu 3. Ở tôm sông bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?
A. chân ngực. B. chân bụng.
C. chân hàm. D. hai đôi râu.
Câu 4. Khi nói về đặc điểm của châu chấu, phát biểu nào sau đây là sai?
A. hệ tuần hoàn hở.
B. có hạch não phát triển.
C. hô hấp bằng hệ thống ống khí.
D. là động vật lưỡng tính.
Câu 5. Ở trùng roi xanh, chất nguyên sinh có chứa khoảng bao nhiêu hạt diệp lục?
A. 8. B. 20. C. 10. D. 5.
(7 điểm)
Câu 1. Quan sát trùng roi và đánh dấu tích vào bảng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Trùng roi di chuyển | Trùng roi có màu xanh lá nhờ | |
1. Đầu đi trước | ||
2. Đuôi đi trước | ||
3. Vừa tiến vừa xoay | ||
4. Thẳng tiến | ||
5. Sắc tố ở màng cơ thể | ||
6. Màu sắc của các hạt diệp lục | ||
7. Màu sắc của các điểm mắt | ||
8. Sự trong suốt của các màng cơ thể |
Câu 2. Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?
Câu 3. Nêu tác hại của giun đũa đối với sực khỏe của con người.
Câu 4. Trình bày cách dinh dưỡng của trai.
Đáp án
Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: B
Câu 1.
Trùng roi di chuyển | Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ | |
1. Đầu đi trước | ||
2. Đuôi đi trước | ||
3. Vừa tiến vừa xoay | x | |
4. Thẳng tiến | ||
5. Sắc tố ở màng cơ thể | ||
6. Màu sắc của các hạt diệp lục | X | |
7. Màu sắc của các hạt điểm mắt | ||
>8. Sự trong suốt của màng cơ thể | X |
Câu 2.
Cơ quan di chuyển phát triển, dinh dưỡng kiểu động vật và là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.
Câu 3.
Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người:
– Giun đũa lấy thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn bài tiết độc tố gây suy kiệt cho cơ thể con người.
– Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế, ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy giun sán trước.
Câu 4.
Cách dinh dưỡng của trai: Trai hút nước qua ống hút để vào khoang áo rồi qua mang vào miệng nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng. Qua mang, ôxi được tiếp nhận, đến miệng thức ăn được giữ lại. Đó là cách dinh dưỡng kiểu thụ động ở trai.