Bộ Đề Thi Sinh Học Lớp 7 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

5 đề thi giữa kì mới nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 1)

(3 điểm)

Câu 1. Đại diện nào trong hình dưới đây không thuộc ngành Giun đốt?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Câu 2. Loài sâu bọ nào dưới đây thường sống ở những nơi thiếu ánh sáng?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Câu 3. Khi nói về động vật Thân mềm, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. có vỏ đá vôi bảo vệ.

B. cơ thể phân đốt.

C. có thân mềm.

D. cơ thể thường đối xứng hai bên.

Câu 4. Động vật nguyên sinh là những động vật

A. cơ thể nhỏ bé, không nhìn thấy được bằng mắt thường.

B. cấu tạo chỉ gồm một tế bào.

C. phân bố ở mọi nơi trên Trái Đất.

D. có khả năng thích nghi cao.

Câu 5. Hô hấp của giun đất được thực hiện qua

A. da

B. bằng hệ thống ống khí.

C. phổi.

D. da và mang.

(7 điểm)

Câu 1. Quan sát hình 8.2, mô tả bằng lời 2 cách di chuyển của thủy tức.

Câu 2. Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này.

Câu 3. Ruột khoang ở vùng biển nước ta đa dạng và phong phú không?

Đáp án

Câu 1: D      Câu 2: C      Câu 3: B      Câu 4: B      Câu 5: A

Câu 1.

– Kiểu sâu đo: Đầu tiên thủy tức cắm miệng xuống sau đó co cơ thể lại rồi dùng đế trườn người về phía trước.

– Kiểu lộn đầu: Đầu tiên cắm miệng xuống sau đó để đế lên trên rồi để đế ra phía trước rồi đứng thằng dậy.

– Chú ý ở cả hai hình, thủy tức đều di chuyển từ phải sang trái và khi di chuyển chúng đã phối hợp giữa tua miệng với sự uốn nặn, nhào lộn của cơ thể.

Câu 2.

– Lớp trong của tế bào thủy tức gồm chủ yếu là tế bào mô cơ – tiêu hóa, đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.

– Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có các chức năng: Che chở, bảo vệ giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.

Câu 3.

Ruột khoang ở vùng biển nước ta rất đa dạng và phong phú.

– Vùng biển nước ta rất giàu sứa, hài quỳ và san hô. Nhân dân thường khai thác sứa để xuất khẩu, khai thác san hô để làm vật trang trí.

– Vịnh Hạ Long, vùng biển Côn Đảo, Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vùng biển san hô đẹp của nước ta và của thế giới.

– Nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc … sống ở vùng biển san hô có màu sắc rực rỡ phong phú không kém gì màu sắc của san hô.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 2)

(3 điểm)

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm giúp sán là gan thích nghi với đời sống kí sinh?

A. mắt và lông bơi tiêu giảm.

B. các cơ co dãn giúp sán chui rúc trong môi trường kí sinh.

C. giác bám, cơ quan sinh dục, cơ quan tiêu hóa phát triển.

D. có lông bơi giúp sán dễ di chuyển.

Câu 2. Loài chân khớp nào dưới đây có lối sống cộng sinh?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Câu 3. Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “ hóa thạch sống”?

A. ốc sên.

B. ốc vặn.

C. ốc bươu vàng.

D. ốc anh vũ.

Câu 4. Bộ phận nào dưới đây giúp châu chấu thực hiện quá trình hô hấp?

A. da.

B. phổi.

C. hệ thống ống khí.

D. mang.

Câu 5. Động vật nguyên sinh nào sau đây có lối sống tự dưỡng?

A. trùng kiết lị.

B. trùng biến hình.

C. trùng giày.

D. trùng roi thực vật.

(7 điểm)

Câu 1: San hô sống bám, khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau. Ở tập đoàn san hô hình thành khung sương đá vôi, cơ thể chúng gắn với nhau tạo lên tập đoàn hình khối hay hình cành cây vững chắc có màu sắc rực rỡ. Quan sát hình dưới đây và đọc thông tin trên, đánh dấu “x” vào bảng 2 sao cho phù hợp.


Câu 2. Em hãy trình bày vòng đời của sán lá gan.

Câu 3. Em đã từng nghe đến bệnh giun chui cuống mật chưa? Giun chui cuống mật là hiện tượng: Bình thường giun đũa kí sinh ở đoạn cuối ruột non, vì một lí do nào đó, giun đi ngược ruột non đến tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật gây nên những cơn đau dữ dội và rối loạn tiêu hóa do mật bị tắc. Vậy nhờ đặc điểm nào mà giun chui được vào ống mật?

Đáp án

Câu 1: D      Câu 2: B      Câu 3: D      Câu 4: C      Câu 5: D

Câu 1.

Bảng 2

Câu 2.

– Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.

– Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng, phát triển cho nhiều ấu trùng có đuôi, ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc sống bám trên cây bèo, cỏ và cây thủy sinh.

– Ấu trùng rụng đuôi, kết vỏ chứng thành kén sán.

– Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.

Câu 3. Nhờ đầu giun đùa nhọn và nhiều giun còn có kích thước nhỏ, nên chúng có thể chui được vào đầy chật ống mật.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 3)

(3 điểm)

Câu 1. Giun đũa thường kí sinh ở bộ phận nào trong ống tiêu hóa của người?

A. ruột già.

B. ruột non.

C. dạ dày.

D. gan.

Câu 2. Em hãy chú thích thay cho các chữ số trong hình dưới đây.

Chú thích

1 – …………..

2 – …………..

3 – …………..

4 – …………..

5 – …………..

6 – …………..

Câu 3. Khi nói về muỗi vằn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. chỉ muỗi đực mới hút máu.

B. chỉ muỗi cái mới hút máu.

C. muỗi đực và muỗi cái đều hút máu.

D. muỗi đực chỉ hút máu vào mùa xuân, còn muỗi cái chỉ hút máu vào mùa hè.

Câu 4. Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng ngừa giun sán cho người?

A. ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

B.sử dụng nước sạch để tắm rửa.

C. mắc màn khi đi ngủ.

D. rửa sạch rau trước khi chế biến.

Câu 5. Em hãy nghiên cứu thông tin của bảng dưới đây và nhìn vào hàng cuối cùng của bảng “ Tên các tế bào để lựa chọn” để điền vào côt “Tên tế bào” thay cho các chữ cái A, B, C, D, E.

Bảng. Cấu tạo, chức năng một số tể bào thành cơ thể thủy tức

(7 điểm)

Câu 1. Dựa vào sơ đồ vòng đời của giun đũa dưới đây, em hãy cho biết tại sao phải rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa?

Câu 2. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm?

Câu 3. Mẹ Na mua trai ở ngoài chợ, Na quan sát thấy hầu hết những con trai mẹ mua đang khép vỏ. Em hãy giải thích tại sao? Vậy muốn lấy phần mềm bên trong để chế biến món ăn thì mẹ Na phải làm gì?

Đáp án

Câu 1: B

Câu 2:

+*-9Chú thích

1 – Kìm.

2 – Chân xúc giác

3 – Chân bò

4 – Khe hở

5 – Lỗ sinh dục

6 – Núm tuyến tơ.

Câu 3: B

Câu 4:C

Câu 5:

A – Tế bào gai.      B – Tế bào thần kinh

C – Tế bào sinh sản      D – Tế bào mô cơ – tiêu hóa.

E – Tế bào mô bì – cơ.

Câu 1.

– Rửa tay trước khi ăn nhằm mục đích loại trừ trứng gian sán và các bào tử, nấm mốc có hại.

– Không ăn rau sống vì rau sống ( xà lách, rau diếp, rau thơm) ở nước ta, theo thói quen toàn tưới bằng phân tươi chưa chứa đầy trứng giun. Nhờ thế, rau được xanh tốt, mỡ màng, nhưng cũng mang theo một số lượng trứng giun rất nhiều mà dẫu rửa nhiều lần vẫn không thể sạch được. Nên khi người ăn thì trứng giun sẽ theo đường tiêu hóa vào kí sinh trong cơ thể, lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, gây bệnh giun đũa.

Câu 2.

– Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn vừa là chỗ bám của cơ, làm cơ sở cho các chuyển động.

– Nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát triển của kẻ thù.

Câu 3.

– Khi trai được đánh bắt lên bờ thì trai luôn trong trạng thái tự vệ, tức là trai co chân, khép vỏ. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm cơ thể chúng.

– Muốn lấy phần mềm để chế biến thức ăn thì mẹ Na phải luộc trai lên, khi trai chết vỏ trai sẽ mở ra, ta lấy được phần mềm để chế biến thức ăn

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 4)

(3 điểm)

Câu 1. Vì sao giun móc câu dễ nhiễm ở những vùng mà người dân, do lao động phải đi chân đất (như làm ruộng, thợ mỏ)?

A. vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua da bàn chân.

B. vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa.

C. vì giun móc câu thích nghi với nơi sống ở nơi đất ẩm.

D. vì ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp.

Câu 2. Động vật nào trong hình dưới đây không được xếp vào cùng ngành so với những động vật còn lại?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Câu 3. Nhóm sinh vật nào sau đây có hại đối với cả người và động vật?

A. ong mật và tằm dâu.

B. sán dây, giun đũa, chấy.

C. tôm, mực, vẹm, cua.

D. ốc vặn, sâu hại, mực.

Câu 4. Đặc điểm giúp cá giảm sứa cản của nước khi di chuyển là

A. thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.

B. vây có da bao bọc, trong có nhiều tuyến nhầy.

C. sự sắp xếp vảy trên thân khớp với nhau như lợp ngói.

D. vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp với thân.

Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình sau:

Chú thích

1 – ……………

2 – ……………

3 – ……………

4 – ……………

5 – ……………

6 – ……………

(7 điểm)

Câu 1. Quan sát hình 2 và điền đánh dấu “x” và bảng tên dưới sao cho phù hợp.

Đặc điểm Động vật Thực vật
Có khả năng di chuyển
Tự dưỡng, tổng hợp các chất hữu cơ từ nước và CO2
Có hệ thần kinh và giác quan
Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)
Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trời.
Có khả năng phản xạ, tự vệ và tấn công.

Câu 2. Hô hấp ở châu chấu khác với ở tôm sông như thế nào?

Câu 3. Trình bày các biện pháp phòng ngừa bệnh kiết lị.

Câu 4. Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

Đáp án

Câu 1: A      Câu 2: A      Câu 3: B      Câu 4: A

Câu 5: Chú thích

1 – Miệng

2 – Tua miệng

3 – Tua dù

4 – Tần keo

5 – 6 – Khoang tiêu hóa

Câu 1.

Đặc điểm Động vật Thực vật
Có khả năng di chuyển x
Tự dưỡng, tổng hợp các chất hữu cơ từ nước và CO2 x
Có hệ thần kinh và giác quan x
Dị dưỡng ( khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn) x
Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trời x
Có khả năng phản xạ tự vệ và tấn công x

Câu 2.

Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào, khắc hẳn với tôm sông, thuộc lớp Giáp xác ( chúng hô hấp bằng mang).

Câu 3.

Để phòng tránh bệnh kiết lị thì ta phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và truyền bệnh.

– Rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kĩ tránh ruồi nhặng.

– Vệ sinh phân, rác, quản lí việc dùng phân trong nông nghiệp.

– Đặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Điều trị người lành mang bào mang.

– Tiêm các loại vacxin phòng bệnh này theo định kì.

Câu 4.

Giun đất có nhiều lợi ích với trồng trọt như:

– Làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất.

– Làm tăng độ màu mỡ và phì nhiêu cho đất: do phân và bài tiết của giun thải ra.

– Giun đất làm thức ăn cho gia súc.

– Giun đất giúp xử lí các chất thải hữu cơ (giun đất làm sạch bùn thải).

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề số 5)

(3 điểm)

Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những đại diện của ngành Giun đốt?

A. rươi, giun móc câu, giun đũa, vắt, giun chì.

B. giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.

C. giun móc câu, giun kim, đỉa, giun kim, vắt.

D. rươi, giun đất, đỉa, rươi, giun đỏ.

Câu 2. Động vật nào trong hình dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện, có lối sống kí sinh trên da người?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Câu 3. Đặc điểm chung giữa sứa, hải quỳ, thủy tức là

A. sống ở nước biển.

B. sống di động.

C. sống bám vào cây, bờ đá.

D. có hệ thần kinh mạng lưới.

Câu 4. Trong ống tiêu hóa người, giun kim thường kí sinh ở bộ phận nào?

A. gan.

B. tá tràng.

C. ruột già.

D. dạ dày.

Câu 5. Em hãy nối các đại diện của ngành Giun đốt với môi trường sống tương ứng sao cho phù hợp nhất.

a. Đất ẩm        b. Nước lợ       c. Nước ngọt      d. Nước ngọt (cống rãnh)

(7 điểm)

Câu 1. Trùng kiết lị có hại thế nào đối với sức khỏe con người?

Câu 2. Cho thông tin sắp xếp không đúng về tính săn mồi ở nhện dưới đây, em hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lí của tập tính săn mồi ở nhện và điền vào ô trống của bảng.

1 – Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

2 – Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.

3 – Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.

4 – Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

Thứ tự đúng

Câu 3. Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Câu 4. Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Câu 5. Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

Đáp án

Câu 1: D      Câu 2: B      Câu 3: D      Câu 4: C

Câu 5: Đáp án đúng: 2 – a, 1 – c, 3 – d, 4 – b.

Câu 1.

– Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây ra chảy máu.

– Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, dẫn đến mất nước nhanh, thiếu máu, suy kiệt sức lực và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Câu 2.

Thứ tự đúng 2, 3, 4, 1

Câu 3.

Một số biện pháp chống sâu bọ gây hại nhưng an toàn cho môi trường như:

– Biện pháp sinh học: dùng loài thiên địch của sâu hại (ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến, nhện,…) để diệt sâu hại, hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh để diệt sâu hại.

– Biện pháp kĩ thuật canh tác: tuyển chọn các loài, giống cây trồng có khả năng chịu đựng cao, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thay đổi mùa vụ,…

– Biện pháp thủ công cơ học: bắt sâu bọ trực tiếp, hoặc dùng bẫy, đèn, vợt để bắt sâu bọ.

Câu 4.

– Cơ thể giun đất có nhiều màu phớt hồng vì chứa nhiều mao mạch dày đặc trên da giun, có tác dụng như lá phổi, vì giun hô hấp qua da.

– Mặt khác, lớp vỏ ngoài cấu tạo bằng cuticun trong suốt nên có thể nhìn xuyên thấu mao mạch màu hồng nhạt.

Câu 5.

Mưa nhiều giun chui lên mặt đất là vì nước ngập cơ thể chúng làm chúng bị ngạt thở (do chúng hô hấp qua da).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1172

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống