Bộ Đề Thi Sinh Học Lớp 7 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra 15 phút Học kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 15 phút

Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chố trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính vào cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)…thông với nhau.

A. (1): phân đôi, (2): cụm, (3): tầng keo.

B. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): khoang ruột.

C. (1): tiếp hợp, (2): cụm; (3): khoang ruột.

D. (1): mọc chồi, (2): tập đoàn, (3): tầng keo

Câu 2: Hình thức sinh sản vô tính của san hô là:

A. phân mảnh.

B. tái sinh.

C. tạo thành bào tử.

D. mọc chồi.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có ở san hô?

A. sống kiểu cố định, tập đoàn, dị dưỡng.

B. sinh sản theo kiểu mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra, các cá thể trong tập đoàn có khoang ruột thông với nhau.

C. đời sống cố định, đơn độc, dị dưỡng.

D. hình thành khung xương đá vôi.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không là đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?

A. cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có hai lớp tế bào.

B. ruột dạng túi.

C. có tế bào gai để tự vệ và tấn công.

D. hình dạng cơ thể thích nghi với đời sống dưới đáy biển.

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiênh nghĩa câu sau:

Hiện nay, trong ngành Ruột khoang, loài nào dưới đây có số loài và số lượng cá thể lớn hơn cả.

A. san hô.

B. thủy tức.

C. sứa.

D. hải quỳ.

Câu 6: Hầu hết các loại ruột khoang sống ở đâu?

A. sông.

B. biển.

C. ao.

D. suối.

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả thủy tức, san hô, hải quỳ và sứa?

A. thích nghi với lối sống bơi lội.

B. sống thành tập đoàn.

C. cơ thể có đối xứng tỏa tròn.

D. sống trong môi trường nước mặn.

Câu 8: Loài ruột khoang nào dưới đây cơ thể có dạng hình dù?

A. sứa.

B. hải quỳ.

C. san hô.

D. thủy tức.

Câu 9: Dựa vào đặc điểm lối sống của các loại sán, em hãy cho biết trong hình dưới đây sán nào không cũng nhóm với những loài còn lại

A. Hình 1      B. Hình 2      C. Hình 3      D. Hình 4.

Câu 10: Nhìn vào hình ảnh dưới đây em hãy cho biết: Hiện nay, trong giới Động vật, lớp động vật nào có số lượng loài lớn nhất?

A. lớp Hình nhện.

B. lớp Giáp xác.

C. lớp Sâu bọ.

D. Lớp Thủy tức.

Đáp án

1. B 2. D 3. C 4. D 5. A 6. B 7. C 8. A 9. B 10. C

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề kiểm tra Giữa kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(3 điểm)

Câu 1. Trùng sốt rét nhiêt đới hay sốt rét ác tính có chu kì sinh sản là

A. 48 giờ.      B. 72 giờ.      C. 24 giờ.      D. 6 giờ.

Câu 2. Trai sông di chuyển bằng

A. cách bơi nhờ cử động của hai mảnh vỏ.

B. cách xoay cơ thể trên bùn.

C. chân lưỡi rìu thò ra ngoài sau khi mở vỏ và chân.

D. phối hợp cử động của hai mảnh vỏ và chân.

Câu 3. Hãy chú thích thay cho các chữ số trong hình dưới đây

Chú thích

1 – ……………….

2 – ……………….

3 – ……………….

4 – ……………….

5 – ……………….

Câu 4. Tuyến bài tiết của tôm nằm ở

A. đỉnh của đôi râu thứ nhất.

B. đỉnh của tấm lái.

C. gốc của đôi càng.

D. gốc của đôi râu thứ hai.

Câu 5. Khi sống trong ruột mối, trùng roi sẽ

A. gây bệnh đường ruột cho mối.

B. ăn hết chất dinh dưỡng của mối.

C. tiết enzim giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ.

D. tạo mùi cho phân mối.

(7 điểm)

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?

Câu 2. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng với sâu bọ nói chung .

Câu 3. Trình bày vai trò của cá. Tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tăng cường ăn cá trong khẩu phần ăn hàng ngày?

Câu 4. Em hãy kể 5 loài động vật có xương sống và 5 loài động vật không xương sống ở địa phương em.

Đáp án

Câu 1: C         Câu 2: D

Câu 3: Chú thích

1 – Đầu vỏ

2 – Đỉnh vỏ

3 – Bản lề vỏ

4 – Đuôi vỏ

5 – Vòng tăn trưởng vỏ

Câu 4: D         Câu 5: C

Câu 1.

Giun đũa Sán lá gan

– Dài 25 cm.

– Cơ thể thon dài, hai hầu thon lại, hình ống, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn.

– Giun đũa có màu trắng ngà hay hồng lợt.

– Có ruột sau và hậu môn.

– Ruột thẳng.

– Trứng có vỏ cuticun bọc ở ngoài.

– Chỉ có cơ dọc.

– Cơ thể phân tính.

– Giun đũa không có sự thay đổi vật chủ ( chỉ có một vật chủ) – Dài 2 – 5 cm.

– Hình lá dẹp.

– Màu đỏ máu.

– Chưa có ruột sau và hậu môn.

– Ruột phân nhánh.

– Trứng không có vỏ cuticun bọc ở ngoài.

– Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển.

– Cơ thể lưỡng tính.

– Thay đổi vật chủ.

Câu 2.

Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng với sâu bọ nói chung:

– Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.

– Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh.

– Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Câu 3.

* Vai trò của cá:

– Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp. Dầu gan cá nhám, cá thu có nhiều vitamin A và vitamin D. Cá còn được dùng để chế biến thành nước mắm.

– Cá làm dược liệu: chất tiết từ buồng trứng và nội quan của cá nóc được dùng để chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván.

– Cá phục vụ cho ngành nông nghiệp: xương cá, bã nắm dùng để làm phân.

– Cá phục vụ cho ngành công nghiệp: da cá nhám dùng để đóng giày, làm cặp.

– Cá con ăn một số động vật có hại cho con người như cá ăn bọ gậy, cá ăn sâu bọ hại lúa.

* Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tăng cường ăn cá trong khẩu phần ăn hằng ngày vì cá rất tốt cho sức khỏe con người cụ thể là:

– Cá là loại thực phẩm ít chất béo và giàu axit omega – 3.

– Giàu prôtêin, vitamin và khoáng chất.

– Dầu cá tốt cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

– Ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch.

– Giảm viêm nhiễm và chứng đau khớp.

– Giúp làm giảm nồng độ cholesterol.

– Ngăn chặn chứng Alzheimer và chứng mất trí nhớ do tuổi tác.

– Là loại thực phẩm ăn kiêng lí tưởng cho người béo.

– Giảm nguy cơ ung thư.

– Ăn cá giúp da khỏe mạnh.

– Là thực phẩm dễ chế biến.

Câu 4.

– 5 động vật có xương sống là: trâu, bò, lợn, gà, cá.

– 5 động vật không xương sống là: ruồi, muỗi, giun đất, đỉa, tôm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Giữa kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(3 điểm)

Câu 1. Nhóm nào dưới đây gồm những đại diện của ngành Giun đốt?

A. rươi, giun móc câu, giun đũa, vắt, giun chì.

B. giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.

C. giun móc câu, giun kim, đỉa, giun kim, vắt.

D. rươi, giun đất, đỉa, rươi, giun đỏ.

Câu 2. Động vật nào trong hình dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện, có lối sống kí sinh trên da người?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Câu 3. Đặc điểm chung giữa sứa, hải quỳ, thủy tức là

A. sống ở nước biển.

B. sống di động.

C. sống bám vào cây, bờ đá.

D. có hệ thần kinh mạng lưới.

Câu 4. Trong ống tiêu hóa người, giun kim thường kí sinh ở bộ phận nào?

A. gan.

B. tá tràng.

C. ruột già.

D. dạ dày.

Câu 5. Em hãy nối các đại diện của ngành Giun đốt với môi trường sống tương ứng sao cho phù hợp nhất.

a. Đất ẩm        b. Nước lợ       c. Nước ngọt      d. Nước ngọt (cống rãnh)

(7 điểm)

Câu 1. Trùng kiết lị có hại thế nào đối với sức khỏe con người?

Câu 2. Cho thông tin sắp xếp không đúng về tính săn mồi ở nhện dưới đây, em hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lí của tập tính săn mồi ở nhện và điền vào ô trống của bảng.

1 – Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.

2 – Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.

3 – Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.

4 – Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

Thứ tự đúng

Câu 3. Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

Câu 4. Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?

Câu 5. Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

Đáp án

Câu 1: D      Câu 2: B      Câu 3: D      Câu 4: C

Câu 5: Đáp án đúng: 2 – a, 1 – c, 3 – d, 4 – b.

Câu 1.

– Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây ra chảy máu.

– Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, dẫn đến mất nước nhanh, thiếu máu, suy kiệt sức lực và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Câu 2.

Thứ tự đúng 2, 3, 4, 1

Câu 3.

Một số biện pháp chống sâu bọ gây hại nhưng an toàn cho môi trường như:

– Biện pháp sinh học: dùng loài thiên địch của sâu hại (ong mắt đỏ, bọ rùa, kiến, nhện,…) để diệt sâu hại, hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh để diệt sâu hại.

– Biện pháp kĩ thuật canh tác: tuyển chọn các loài, giống cây trồng có khả năng chịu đựng cao, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, thay đổi mùa vụ,…

– Biện pháp thủ công cơ học: bắt sâu bọ trực tiếp, hoặc dùng bẫy, đèn, vợt để bắt sâu bọ.

Câu 4.

– Cơ thể giun đất có nhiều màu phớt hồng vì chứa nhiều mao mạch dày đặc trên da giun, có tác dụng như lá phổi, vì giun hô hấp qua da.

– Mặt khác, lớp vỏ ngoài cấu tạo bằng cuticun trong suốt nên có thể nhìn xuyên thấu mao mạch màu hồng nhạt.

Câu 5.

Mưa nhiều giun chui lên mặt đất là vì nước ngập cơ thể chúng làm chúng bị ngạt thở (do chúng hô hấp qua da).

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề thi Học kì 1

Môn: Sinh học lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(3 điểm)

Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không nằm ở phần đầu – ngực của tôm sông?

A. mắp kép.      B. chân hàm.

C. chân ngực.      D. chân bụng.

Câu 2. Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng?

A. chân hàm.      B. chân bụng.

C. hai đôi râu.      D. tấm lái.

Câu 3. Ở tôm sông bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?

A. chân ngực.      B. chân bụng.

C. chân hàm.      D. hai đôi râu.

Câu 4. Khi nói về đặc điểm của châu chấu, phát biểu nào sau đây là sai?

A. hệ tuần hoàn hở.

B. có hạch não phát triển.

C. hô hấp bằng hệ thống ống khí.

D. là động vật lưỡng tính.

Câu 5. Ở trùng roi xanh, chất nguyên sinh có chứa khoảng bao nhiêu hạt diệp lục?

A. 8.      B. 20.      C. 10.      D. 5.

(7 điểm)

Câu 1. Quan sát trùng roi và đánh dấu tích vào bảng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Trùng roi di chuyển Trùng roi có màu xanh lá nhờ
1. Đầu đi trước
2. Đuôi đi trước
3. Vừa tiến vừa xoay
4. Thẳng tiến
5. Sắc tố ở màng cơ thể
6. Màu sắc của các hạt diệp lục
7. Màu sắc của các điểm mắt
8. Sự trong suốt của các màng cơ thể

Câu 2. Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?

Câu 3. Nêu tác hại của giun đũa đối với sực khỏe của con người.

Câu 4. Trình bày cách dinh dưỡng của trai.

Đáp án

Câu 1: D      Câu 2: B      Câu 3: A      Câu 4: D      Câu 5: B

Câu 1.

Trùng roi di chuyển Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ
1. Đầu đi trước
2. Đuôi đi trước
3. Vừa tiến vừa xoay x
4. Thẳng tiến
5. Sắc tố ở màng cơ thể
6. Màu sắc của các hạt diệp lục X
7. Màu sắc của các hạt điểm mắt
>8. Sự trong suốt của màng cơ thể X

Câu 2.

Cơ quan di chuyển phát triển, dinh dưỡng kiểu động vật và là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.

Câu 3.

Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người:

– Giun đũa lấy thức ăn, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn bài tiết độc tố gây suy kiệt cho cơ thể con người.

– Một người mắc bệnh giun đũa sẽ trở thành một “ổ” để phát tán bệnh này cho cộng đồng. Vì thế, ở nhiều nước phát triển, trước khi cho người ở nơi khác đến nhập cư, người ta yêu cầu họ phải tẩy giun sán trước.

Câu 4.

Cách dinh dưỡng của trai: Trai hút nước qua ống hút để vào khoang áo rồi qua mang vào miệng nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng. Qua mang, ôxi được tiếp nhận, đến miệng thức ăn được giữ lại. Đó là cách dinh dưỡng kiểu thụ động ở trai.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 971

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống