Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
MA TRẬN ĐỀ THI VÀO LỚP 10
Môn: Sinh học
Hình thức: Trắc nghiệm
Số lượng: 40 câu
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |
SINH HỌC 8 (10 câu – 25%) | Vận động | 1 | |||
Tuần hoàn | 1 | 1 | |||
Hô hấp | 1 | ||||
Tiêu hóa | 1 | 1 | |||
Trao đổi chất và năng lượng | 1 | ||||
Bài tiết | 1 | ||||
Nội tiết | 1 | ||||
Thần kinh | 1 | ||||
SINH HỌC 9 (30 câu – 75%) | Các thí nghiệm của Menđen | 1 | 1 | 1 | 1 |
Nhiễm sắc thể | 1 | 1 | 1 | 1 | |
ADN và gen | 1 | 1 | 1 | 1 | |
Biến dị | 1 | 1 | 1 | 1 | |
Di truyền học người | 1 | 1 | |||
Ứng dụng của di truyền học | 1 | 1 | |||
Sinh vật và môi trường | 1 | 2 | 1 | ||
Hệ sinh thái | 1 | 1 | 1 | 1 | |
Con người, dân số và môi trường | 1 | ||||
Bảo vệ môi trường | 1 | ||||
TỔNG CỘNG | Số câu – 40 | 10 | 16 | 8 | 6 |
Số điểm – 10,0 | 2,5 | 4 | 2 | 1,5 | |
Tỷ lệ – 100% | 25% | 40% | 20% | 15% |
Sở Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi vào lớp 10 THPT năm 2020 – 2021
Bài thi môn: Sinh học
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 : Ở đầu xương dài, thành phần nào giúp phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy đỏ?
a. Mô xương xốp
b. Sụn tăng trưởng
c. Màng xương
d. Bao hoạt dịch
Câu 2 : Loại bạch cầu nào dưới đây không tham gia vào hoạt động thực bào?
a. Bạch cầu trung tính
b. Bạch cầu mônô
c. Bạch cầu limphô
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : Khi nói về hệ nhóm máu ABO, nhận định nào dưới đây là sai?
a. Nhóm máu AB không có kháng thể anpha và bêta trong huyết tương
b. Nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu
c. Nhóm máu A có chứa kháng thể bêta trong huyết tương
d. Nhóm máu B không chứa kháng thể anpha trong huyết tương
Câu 4 : Loại sụn nào dưới đây có vai trò đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn?
a. Sụn nhẫn
b. Sụn giáp
c. Sụn thanh nhiệt
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 5 : Chất nào dưới đây không phải là sản phẩm của quá trình tiêu hóa lipit?
a. Axit amin
b. Glixêrin
c. Axit béo
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 6 : Đặc điểm nào dưới đây cho thấy sự thích nghi của ruột non người với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn?
a. Ruột có nhiều nếp gấp, trên nếp gấp có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt của mặt trong cao gấp 600 lần so với mặt ngoài của ruột
b. Bao quanh ruột non là hệ thống mao mạch bạch huyết và mạch máu dày đặc giúp hấp thụ tối đa nguồn dinh dưỡng sau tiêu hóa
c. Ruột non dài 2,8 – 3m giúp kéo dài thời gian tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, nhờ vậy mà tăng hiệu suất của quá trình tiêu hóa
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 7 : Khi thiếu kẽm, chúng ta cần bổ sung loại thức ăn nào sau đây?
a. Mỡ động vật
b. Thịt
c. Rau xanh
d. Quả màu cam
Câu 8 : Mỗi quả thận ở người trưởng thành chứa khoảng bao nhiêu cầu thận?
a. 1 tỉ
b. 1 nghìn
c. 1 triệu
d. 1 trăm
Câu 9 : Ở đại não, vùng thị giác nằm ở thùy nào?
a. Thùy thái dương
b. Thùy trán
c. Thùy đỉnh
d. Thùy chẩm
Câu 10 : Tuyến nội tiết nào có vai trò chỉ đạo hoạt động hầu hết các tuyến nội tiết khác trong cơ thể người?
a. Tuyến yên
b. Tuyến trên thận
c. Tuyến giáp
d. Tuyến ức
Câu 11 : Ở một loài thực vật, alen H quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen h quy định hoa trắng, kiểu gen Hh quy định hoa hồng. Khi cho lai hai cây hoa hồng, đời con sẽ có kiểu hình như thế nào?
a. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
b. 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng
c. 100% hoa đỏ
d. 100% hoa hồng
Câu 12 : Menđen đã sử dụng phương pháp nào dưới đây để phát hiện ra quy luật phân li và phân li độc lập?
a. Gây đột biến nhân tạo
b. Phân tích các thế hệ lai
c. Lai xa kèm đa bội hóa
d. Lai thuận nghịch
Câu 13 : Cho phép lai: AaBbCc x AabbCc. Xác suất bắt gặp cá thể mang kiểu hình giống bố hoặc mẹ ở đời con là bao nhiêu? Biết rằng mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn.
a. 9/16
b. 3/16
c. 13/16
d. 3/8
Câu 14 : Phép lai nào dưới đây phân li kiểu gen theo tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1?
a. AABBCc x AABbcc
b. AaBbCc x AaBbcc
c. AaBbCc x aaBBCc
d. AaBbCC x AaBbCc
Câu 15 : Một tế bào người đang ở kì đầu của giảm phân 2. Không xét đến trường hợp đột biến, hỏi tế bào này chứa bao nhiêu crômatit?
a. 24
b. 46
c. 23
d. 48
Câu 16 : Mỗi tế bào sinh dưỡng ở động vật đơn tính chứa bao nhiêu cặp NST giới tính?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Câu 17 : Quá trình giảm phân không diễn ra ở loại tế bào nào dưới đây?
a. Tế bào xôma
b. Tế bào sinh dục sơ khai
c. Tế bào hợp tử
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 18 : Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AaBbDe/de khi giảm phân không có hoán vị gen sẽ tạo ra mấy loại giao tử?
a. 6
b. 8
c. 2
d. 4
Câu 19 : Một gen có số nuclêôtit loại A gấp đôi số nuclêôtit loại X. Tổng số liên kết H của gen là 3500, hãy tính tổng số nuclêôtit của gen.
a. 2500
b. 2400
c. 3000
d. 2800
Câu 20 : Ở ADN, tỉ số nào dưới đây đặc trưng cho loài?
a. A+T/G+X
b. A-T/G-X
c. A/T
d. G/X
Câu 21 : Dựa vào số chuỗi axit amin hàm chứa, em hãy cho biết bậc cấu trúc nào dưới đây của prôtêin không cùng nhóm với những bậc cấu trúc còn lại?
a. Bậc 4
b. Bậc 3
c. Bậc 2
d. Bậc 1
Câu 22 : Loại axit nuclêic nào dưới đây không chứa liên kết bổ sung giữa các đơn phân?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. ADN
c. mARN
d. tARN
Câu 23 : Trong các đột biến gen dưới đây, dạng đột biến nào thường ít gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
a. Thêm một cặp nuclêôtit ở giữa gen
b. Thay thế một cặp nuclêôtit ở cuối gen
c. Mất một cặp nuclêôtit ở đầu gen
d. Thêm 2 cặp nuclêôtit ở đầu gen
Câu 24 : Sự rối loạn phân ly ở tất cả các NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội có thể làm phát sinh
a. thể không nhiễm.
b. thể tứ nhiễm.
c. thể tam bội.
d. thể tứ bội.
Câu 25 : Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người bị Đao có bao nhiêu NST?
a. 46
b. 47
c. 45
d. 48
Câu 26 : Năng suất tối đa của một giống lúa do yếu tố nào quyết định?
a. Chế độ chăm sóc
b. Yếu tố thời tiết, khí hậu
c. Kiểu gen
d. Kiểu hình
Câu 27 : Ở người, alen A quy định màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh bạch tạng. Một người đàn ông bình thường có em gái bị bạch tạng, bố mẹ bình thường kết hôn với một người bình thường có mẹ bình thường, bà ngoại bị bạch tạng, bố không mang gen bệnh. Hỏi xác suất để cặp vợ chồng này sinh con bị bạch tạng là bao nhiêu?
a. 1/16
b. 1/9
c. 1/8
d. 1/12
Câu 28 : Khi nói về trẻ đồng sinh cùng trứng, nhận định nào dưới đây là sai?
a. Có màu mắt tự nhiên giống nhau
b. Có thể có cùng giới tính hoặc khác giới tính
c. Có nguồn gốc từ cùng một hợp tử
d. Có cùng kiểu gen
Câu 29 : Phương pháp tạo giống nào dưới đây được áp dụng ở cả động vật và thực vật?
a. Gây đột biến nhân tạo
b. Nhân bản vô tính
c. Tạo ưu thế lai
d. Dung hợp tế bào trần
Câu 30 : Công nghệ tế bào gồm có bao nhiêu công đoạn thiết yếu?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 31 : Cây nào dưới đây có khả năng chịu hạn rất tốt?
a. Rau bợ
b. Xương rồng
c. Dương xỉ
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 32 : Có bao nhiêu loại môi trường tự nhiên?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 33 : Động vật nào dưới đây có lối sống bầy đàn?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Chó sói
c. Gấu Bắc Cực
d. Hổ Siberia
Câu 34 : Trường hợp nào dưới đây phản ánh mối quan hệ kí sinh?
a. Nấm và tảo cùng sống trong một dạng sống đặc biệt là địa y
b. Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu
c. Động vật nguyên sinh sống trong hệ tiêu hóa của trâu bò
d. Giun đũa sống trong ruột người
Câu 35 : Thành phần nào của hệ sinh thái luôn đứng đầu một chuỗi thức ăn?
a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
b. Sinh vật tiêu thụ
c. Sinh vật phân giải
d. Sinh vật sản xuất
Câu 36 : Mật độ của quần thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
a. Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên như nguồn thức ăn đột nhiên dồi dào, thiên tai, dịch bệnh…
b. Sự thay đổi theo chu kỳ thời gian (mùa, năm…)
c. Chu kỳ sống của sinh vật
d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 37 : Sinh vật nào dưới đây có thể đứng sau voi trong một chuỗi thức ăn?
a. Linh dương
b. Cây xanh
c. Vi khuẩn hoại sinh
d. Báo đốm
Câu 38 : Voọc Cát Bà là loài chỉ sống ở đảo Cát Bà. Đây được xem là
a. loài đặc trưng tại Cát Bà.
b. loài ưu thế tại Cát Bà.
c. loài thứ yếu tại Cát Bà.
d. loài ngẫu nhiên tại Cát Bà.
Câu 39 : Việc trồng cây gây rừng sẽ giúp giảm thiểu
a. ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật.
b. ô nhiễm chất thải rắn.
c. ô nhiễm chất phóng xạ.
d. ô nhiễm không khí.
Câu 40 : Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam quy định như thế nào về khai thác rừng?
a. Hạn chế khai thác rừng đầu nguồn
b. Cấm khai thác bừa bãi, không khai thác rừng đầu nguồn
c. Xây dựng kế hoạch khai thác rừng đầu nguồn và rừng thứ sinh một cách bền vững
d. Cấm khai thác mọi loại rừng, kể cả rừng thứ sinh
Đáp án và Hướng dẫn
phần đáp án
Câu 1 : Đáp án a
Câu 2 : Đáp án c
Câu 3 : Đáp án d
Giải thích : Nhóm máu B chứa kháng nguyên B trên hồng cầu và kháng thể anpha trong huyết tương
Câu 4 : Đáp án c
Giải thích : sụn thanh nhiệt còn được gọi là nắp thanh quản, bộ phận này có khả năng cử động linh hoạt giúp đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn, giảm nguy cơ bị sặc
Câu 5 : Đáp án a
Giải thích : axit amin là sản phẩm của quá trình tiêu hóa prôtêin
Câu 6 : Đáp án d
Câu 7 : Đáp án b
Giải thích : Vì thịt là thực phẩm rất giàu kẽm
Câu 8 : Đáp án c
Câu 9 : Đáp án d
Câu 10 : Đáp án a
Giải thích : tuyến yên tiết ra các hoocmôn điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết khác như FSH, LH (điều tiết tuyến sinh dục), TSH (điều tiết tuyến giáp), …
Câu 11 : Đáp án b
Giải thích: Hoa hồng có kiểu gen là Hh
Ta có phép lai:
P: Hh x Hh
G: H, h H, h
F1: 1HH : 2 Hh : 1 hh (kiểu hình: 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng)
Câu 12 : Đáp án b
Câu 13 : Đáp án a
Giải thích :
AaBbCc x AabbCc. Xác suất bắt gặp cá thể mang kiểu hình giống bố hoặc mẹ (A-)(Bb/bb)(C-) = 3/4(A-).1(Bb/bb).3/4(C-) = 9/16
Câu 14 : Đáp án c
Giải thích :
Tỉ lệ phân li kiểu gen: 1 : 1 : 1 : 1 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 = (1 : 2 : 1).(1 : 1). (1 : 1). Điều này có nghĩa là trong ba cặp gen đang xét, có một cặp khi kết hợp cho 4 tổ hợp gen, hai cặp còn lại cho hai tổ hợp gen và dựa vào cơ sở này, ta xác định được phép lai phù hợp là: AaBbCc x aaBBCc (1Aa : 1aa). (1Bb : 1BB). (1CC : 2Cc : 1cc)
Câu 15 : Đáp án b
Giải thích : Người có bộ NST 2n = 46. Tế bào ở kì đầu của giảm phân 2 chứa n NST ở trạng thái kép (mỗi NST gồm 2 crômatit đính nhau ở tâm động) nên số crômatit đếm được là: 2.23 = 46.
Câu 16 : Đáp án a
Giải thích : Mỗi tế bào sinh dưỡng của động vật đơn tính chỉ mang một cặp NST giới tính
Câu 17 : Đáp án d
Giải thích : giảm phân chỉ diễn ra ở các tế bào sinh dục chín
Câu 18 : Đáp án c
Giải thích : Trong trường hợp tế bào sinh tinh có kiểu gen dị hợp nhưng không có hoán vị gen thì sau giảm phân chỉ tạo 2 loại giao tử
Câu 19 : Đáp án c
Giải thích : theo bài ra ta có A = 2X = 2G mà 2A +3G = 3500 hay 4G +3G = 3500 suy ra G = 500, A = 1000. Vậy tổng số nu của gen là: 2.(500+1000) = 3000
Câu 20 : Đáp án a
Câu 21 : Đáp án a
Giải thích : cấu trúc bậc 4 gồm hai hay nhiều chuỗi axit amin hợp thành, các bậc cấu trúc còn lại chỉ gồm 1 chuỗi axit amin
Câu 22 : Đáp án c
Giải thích : mARN có cấu tạo mạch thẳng, đơn và không có liên kết bổ sung giữa các đơn phân, tARN tuy có mạch đơn nhưng có cấu trúc uốn mạch tạo thùy nên có liên kết bổ sung giữa các đơn phân thuộc hai đoạn khác nhau, ADN cấu trúc mạch kép nên có liên kết bổ sung giữa các đơn phân của hai mạch
Câu 23 : Đáp án b
Giải thích : đột biến thêm hoặc mất nuclêôtit sẽ làm sắp xếp lại toàn bộ các bộ ba kể từ điểm đột biến về cuối gen và kết quả là làm thay đổi toàn bộ axit amin trong phân tử prôtêin do gen quy định tổng hợp trong khi đó đột biến thay thế một cặp nu thường chỉ ảnh hưởng đến bộ ba chứa đột biến và chỉ làm thay đổi một axit amin được mã hóa bởi bộ ba này.
Câu 24 : Đáp án d
Giải thích : Khi rối loạn phân li ở tất cả các NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội sẽ tạo 2 tế bào, một tế bào mang 4n NST và một tế bào không chứa nhiễm sắc thể nào (sẽ bị tiêu biến), từ tế bào 4n khi nguyên phân liên tiếp sẽ tạo nên cơ thể tứ bội.
Câu 25 : Đáp án b
Giải thích : bệnh Đao phát sinh do cặp NST thứ 21 thừa ra một chiếc (2n +1). Vậy trong mỗi tế bào sinh dưỡng của người bị Đao mang 46 + 1 = 47 NST
Câu 26 : Đáp án c
Giải thích : năng suất tối đa chính là giới hạn trên của mức phản ứng mà mức phản ứng do kiểu gen quy định, do đó năng suất tối đa của một giống lúa chịu sự chi phối bởi kiểu gen
Câu 27 : Đáp án d
Giải thích :
Người đàn ông bình thường (A-) có em gái bị bạch tạng (aa), bố mẹ bình thường chứng tỏ bố mẹ phải mang kiểu gen Aa, người đàn ông này mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: 1/3AA : 2/3Aa (cho giao tử với xác suất: 2/3A:1/3a)
Người phụ nữ bình thường (A-) có bà ngoại bị bạch tạng (aa) chứng tỏ người mẹ bình thường phải mang kiểu gen Aa, bố không mang gen bệnh tức là mang kiểu gen AA. Vậy người phụ nữ này mang kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: 1/2AA : 1/2Aa (cho giao tử với xác suất: 3/4A : 1/4a)
Vậy xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con bạch tạng (aa) là : 1/3(a).1/4(a) = 1/12
Câu 28 : Đáp án b
Giải thích : vì sinh đôi cùng trứng có nguồn gốc từ cùng 1 hợp tử nên có kiểu gen giống nhau và giống nhau về hầu hết các đặc điểm hình thái – cấu tạo, bao gồm cả giới tính
Câu 29 : Đáp án c
Giải thích : lai hữu tính là một phương pháp dễ thực hiện và có hiệu quả tạo ưu thế lai ở cả động vật cũng như thực vật. Trong khi đó, nhân bản vô tính chỉ áp dụng ở động vật, gây đột biến nhân tạo và dung hợp tế bào trần chỉ áp dụng ở thực vật.
Câu 30 : Đáp án a
Giải thích : 2 công đoạn thiết yếu của công nghệ tế bào là tách mô/tế bào từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trong môi trường thí nghiệm để tạo mô sẹo và sử dụng hoocmôn sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
Câu 31 : Đáp án b
Giải thích : xương rồng chịu hạn tốt nhờ thân mọng nước (giúp trữ nước) và lá biến đổi thành gai (hạn chế sự thất thoát nước trên nền nhiệt cao)
Câu 32 : Đáp án c
Giải thích : Có 4 loại môi trường tự nhiên, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường đất – không khí và môi trường sinh vật
Câu 33 : Đáp án b
Câu 34 : Đáp án d
Giải thích : giun đũa sống trong ruột người và sử dụng chất dinh dưỡng từ cơ thể người để tồn tại. Đây là dấu hiệu điển hình của mối quan hệ kí sinh (vật kí sinh – vật chủ)
Câu 35 : Đáp án d
Giải thích : sinh vật sản xuất luôn đứng đầu vì nó có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn khởi đầu cho chuỗi thức ăn.
Câu 36 : Đáp án d
Câu 37 : Đáp án c
Giải thích : Mặc dù voi là động vật ăn thực vật nhưng do có kích thước to lớn nên các loài động vật ăn thịt không phải là “đối thủ” đối với động vật này hay nói cách khác, chúng không thể sử dụng voi làm thức ăn. Như vậy trong các sinh vật đang xét, chỉ có vi khuẩn hoại sinh là có thể đứng sau voi trong một chuỗi thức ăn (sinh vật này có vai trò phân giải xác voi khi chúng chết đi)
Câu 38 : Đáp án a
Giải thích : loài đặc trưng được hiểu là loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc nhiều hơn hẳn các loài khác
Câu 39 : Đáp án d
Giải thích : vì cây xanh có vai trò lọc bụi, khí độc, hấp thụ khí CO2, thải khí O2 và hơi nước giúp điều hòa không khí
Câu 40 : Đáp án b