Đề kiểm tra Vật Lí 7 Chương 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

    Thời gian: 15 phút

Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật?

A. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta

B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật

C. Khi mắt ta hướng về phía vật

D. Khi vật được chiếu sáng

Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào phát biểu đúng định luật truyền thẳng của ánh sáng?

A. Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

B. Trong môi trường đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

C. Trong môi trường trong suốt và không đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 3: Bóng tối là gì?

A. Là vùng ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới

B. Là vùng ở phía sau vật cản, chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới

C. Là vùng ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

D. Là vùng ở phía sau vật cản, có lúc nhận được ánh sáng, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới

Câu 4: Chiếu một tia sáng tới gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Giá trị góc tới là bao nhiêu?

A. 300

B. 400

C. 600

D. 800

Câu 5: Ảnh tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:

A. Lớn hơn vật

B. Bằng vật

C. Nhỏ hơn vật

D. gấp đôi vật

Câu 6: Đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu Lồi:

A. Ảnh ảo, lớn hơn vật

B. Ảnh ảo, bằng vật

C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật

D. Ảnh thật, nhỏ hơn vật

Câu 7: Vật như thế nào được coi là gương cầu lõm?

A. Có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần hình cầu

B. Có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu

C. Vật có dạng mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng

D. Vật có dạng một mặt phẳng, ghép với một mặt cầu phản xạ ánh sáng

Câu 8: Vật không phải nguồn sáng là:

A. Ngọn nến dang cháy

B. Mặt Trời

C. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

D. Đèn ống đang sáng

Câu 9: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ

B. Ánh sáng đi gấp khúc xuyên qua tấm gỗ

C. Ánh sáng đi theo đường cong qua tấm gỗ

D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ

Câu 10: Các vật nào dưới đây có thể coi là gương cầu lõm?

A. Pha đèn pin

B. Pha đèn ôtô

C. Gương dùng để nấu ăn

D. Cả A, B và C

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta

Chọn đáp án A

Câu 2: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “ Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng”.

Chọn đáp án D

Câu 3: Bóng tối là vùng ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

Chọn đáp án C

Câu 4: Chiếu một tia sáng tới gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Quan sát hình vẽ:

Góc tạo bởi tia phàn xạ và tia tới là

Mà theo định luật phản xạ ánh sáng

Ta có góc phản xạ bằng góc tới nên:

Chọn đáp án A

Câu 5: Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo và có độ lớn bằng vật

Chọn đáp án B

Câu 6: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo và nhỏ hơn vật

Chọn đáp án C

Câu 7: Gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu

Chọn đáp án B

Câu 8: Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật sáng

Chọn đáp án C

Câu 9: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng thì trên đường truyền thẳng của ánh sáng bị gặp vật cản nên ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ

Chọn đáp án D

Câu 10: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm => hội tụ nhiệt năng để nấu thức ăn

Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ song song => sử dụng trong các pha đèn

Chọn đáp án D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 936

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống