Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Thời gian: 15 phút
Câu 1: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng?
Câu 2: Nêu đặc điểm của ba loại chùm sáng và vẽ hình minh họa?
Câu 3: Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi gương phẳng (dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng).
Câu 4: So sánh đặc điểm và ứng dụng của gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm?
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Câu 1:
Nguồn sáng | Vật sáng | |
Giống nhau | Đều có ánh sáng từ vật phát ra | |
Khác nhau |
– Là các vật tự nó phát ra ánh sáng – Phân loại: gồm nguồn sáng tự nhiên (Mặt trời, con đom đóm) và nguồn sáng nhân tạo ( Mặt trời, bếp ga) |
– Có thể là những vật hắt lại ánh sáng – Phân loại gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng (cây cối, quyển sách….) |
Câu 2:
– Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
– Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
– Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng
Câu 3:
Bước 1. Lấy điểm A’ đối xứng với A qua gương tại H: có HA = HA’
Bước 2. Lấy điểm B’ đối xứng với B qua gương tại K: có KB = KB’
Bước 3. Nối điểm B’ với A’ ta được:
A’B’ là ảnh của AB qua gương phẳng
Câu 4:
Gương cầu lồi | Gương cầu lõm | Gương phẳng | |
Giống nhau | Đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn | ||
Khác nhau | ảnh nhỏ hơn vật | ảnh lớn hơn vật | ảnh bằng vật |
Đặc điểm | Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn cùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước |
– Biến đổi chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm. – Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song |
Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương. |
Ứng dụng | Để ở những nơi có góc khuất, nơi gấp khúc có vật cản để dễ quan sát |
– Dùng trong các pha đèn (ôtô, pin, xe máy) – Dùng làm thiết bị hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật |
Dùng để soi gương, trang trí nhà cửa |