Phương pháp giải bài toán xác suất môn Sinh học ôn thi THPT Quốc gia năm 2021

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Tài liệu Cách giải bài tập xác suất trong quy luật di truyền – di truyền liên kết gen và hoán vị gen đầy đủ các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2021 đạt kết quả cao.

phần nội dung

XÁC SUẤT TRONG QUY LUẬT DI TRUYỀN

DẠNG BÀI: XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

A. MỘT SỐ LƯU Ý LÍ THUYẾT ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH XÁC SUẤT

– Tần số hoán vị = (tỉ lệ tế bào có hoán vị) : 2.

– Một tế bào sinh tinh có kiểu gen có hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

– Khi bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ các kiểu hình ở đời con được tính theo công thức:

Kiểu hình đồng hợp lặn = giao tử x giao tử

.

Kiểu hình

Kiểu hình

– Khi bài toán yêu cầu tính xác suất của loại cá thể mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn thì phải liệt kê tất cả các kiểu hình có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn, sau đó cộng lại.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Xác suất về giao tử

Bài 1: Cho biết hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST và cách nhau 30cM. Một cơ thể có kiểu gen

tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong các loại giao tử được sinh ra đều tham gia thụ tinh với khả năng như nhau. Nếu chỉ có 1 giao tử được thụ tinh thì xác suất để giao tử mang gen được thụ tinh là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

– Khoảng cách giữa hai gen A và B = 30 cM, có nghĩa là tần số hoán vị giữa hai gen A và B là .

– Tần số hoán vị 30% thì giao tử

là giao tử hoán vị nên có tỉ lệ.

– Trong điều kiện tỉ lệ thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau thì xác suất thụ tinh của giao tử phụ thuộc vào tỉ lệ của loại giao tử đó. Nếu loại giao tử nào có tỉ lệ càng cao thì xác suất thụ tinh càng cao.

– Giao tử có tỉ lệ = 0,15 nên xác suất thụ tinh của giao tử loại này là 0,15.

Hướng dẫn giải

– Trong 1000 tế bào giảm phân có 200 tế bào có trao đổi chéo dẫn tới hoán vị gen thì tỉ lệ tế bào có trao đổi chéo

.

– Tần số hoán vị gen.

 Tỉ lệ của loại giao tử hoán vị.

Tỉ lệ của giao tử liên kết (giao tử

) = 0,5 – 0,05 = 0,45.

– Xác suất để 2 giao tử đều mang gen.

Bài 3: Cho biết tần số hoán vị là 20%. Cơ thể có kiểu gengiảm phân tạo giao tử, các giao tử đều thụ tinh với xác suất như nhau. Giả sử cơ thể này chỉ sinh ra 3 cơ thể con. Xác suất để giao tử mang gen của cơ thể này được truyền cho đời sau là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

– Cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo giao tử mang gen với tỉ lệ = 0,1.

– Chỉ cần có ít nhất 1 giao tử được thụ tinh thì các gen trong giao tử đó được truyền cho thế hệ sau.

– Sinh 3 cơ thể con, chỉ cần có ít nhất 1 giao tử mang gen được thụ tinh thì gen được truyền cho đời sau.

– Giao tử mang gen có tỉ lệ = 0,1 nên giao tử không mang gen có tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9.

– Xác suất để giao tử không được truyền cho đời sau .

– Xác suất để ít nhất 1 giao tử mang gen được thụ tinh = 1 – 0,73 = 0,27.

Như vậy, khi sinh 3 cá thể con, xác suất để giao tử được truyền cho thế hệ sau = 0,27.

2. Xác suất về tỉ lệ kiểu hình

Bài 1: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình A-bbdd là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Xác định tỉ lệ của kiểu hình A-bbdd.

– Phép lai:

Tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tỉ lệ kiểu hình của các nhóm liên kết

 Kiểu hình A-bbdd có tỉ lệ = (A-).(bbdd).

Ở đây có 2 nhóm liên kết, nhóm liên kết thứ nhất là , nhóm liên kết thứ hai là.

Ở nhóm liên kết Đời con có

Ở nhóm liên kết (tần số hoán vị 40%)

 F1 có kiểu hình

Các nhóm liên kết luôn phân li độc lập với nhau cho nên tỉ lệ của một loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ kiểu hình của các nhóm liên kết có trong kiểu hình đó.

Ở phép lai, kiểu hình A-bbdd ở đời F1

            .

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình A-bbdd là 4,5%.

Bài 2: Cho biết A cách B 20 cM; tần số hoán vị gen giữa D và E là 40%, cả đực và cái đều hoán vị gen với tần số như nhau. Xét phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để trong 2 cá thể này chỉ có 1 cá thể có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Tìm tỉ lệ của kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1.

– Ở phép lai

– Ở cặp lai, A cách B 20 cM nên cơ thể sẽ tạo ra giao tử với tỉ lệ = 0,4. Cơ thể sẽ tạo ra giao tử với tỉ lệ = 0,1.

Kiểu hình có 2 tính trạng trội A-B- có tỉ lệ .

– Ở cặp lai, tần số hoán vị gen giữa D và E là 40% nên cơ thể sẽ tạo ra giao tử với tỉ lệ = 0,2; Cơ thể tạo ra giao tử

 cặp lai sẽ tạo ra đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội D-E- chiếm tỉ lệ = 0,2.

– Ở phép lai, loại kiểu hình có 4 tính trạng trội (A-B-D-E) chiếm tỉ lệ ; Loại kiểu hình không có 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ = 1 – 0,108 = 0,892.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để trong 2 cá thể này chỉ có 1 cá thể có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng là

.

Bài 3:  Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể ở F2. Xác suất để thu được 2 cá thể có thân cao, hoa đỏ, quả tròn là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Tìm tỉ lệ của kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2.

– Xét cặp gen Dd:

– Ở F2 cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%

  Kiểu hình đồng hợp lặn có tỉ lệ

– Loại kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn (có 3 tính trạng trội A-B-D-) có tỉ lệ = (A-B-)(D-).

Mà kiểu hình A-B- có tỉ lệ.

Mà kiểu hình D- có tỉ lệ.

Kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 có tỉ lệ.

Các kiểu hình còn lại có tỉ lệ = 1 – 0,495 = 0,505.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể ở F2, xác suất để thu được 2 cá thể có thân cao, hoa đỏ, quả tròn là

            .

Bài 4: Ở một loài thực vật, gen B quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt trắng. Gen A át chế sự biểu hiện của B và b (Kiểu gen chứa A sẽ cho hạt trắng). Alen lặn a không át chế và không có chức năng. Gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa vàng. Gen A và D cùng nằm trên cùng 1 cặp NST, gen B nằm trên cặp NST khác. Cho cây (P) dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn, thu được đời F1 có 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình hạt vàng, hoa vàng chiếm tỉ lệ 5,25%. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình hạt trắng, hoa đỏ là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Tìm tỉ lệ cây hạt trắng, hoa đỏ ở F1.

Kí hiệu kiểu gen:

                        quy định hạt vàng

                        D- quy định hoa đỏ;          

                      d quy định hoa vàng.

– Kiểu hình hạt vàng, hoa vàng (kiểu gen) chiếm tỉ lệ 5,25% = 0,0525.

– Cho cây (P) dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn nên ở cặp gen Bb khi tự thụ phấn sẽ sinh ra đời con có kiểu hình B- chiếm tỉ lệ.

Ở F1, cây hạt trắng, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-B-D- và A-bbD- và aabbD-

Tính tỉ lệ:

– Tỉ lệ của kiểu hình A-B-D-

– Tỉ lệ của kiểu hình A-bbD- = (A-D-)(bb) .

– Tỉ lệ của kiểu hình aabbD- = (aaD-)(bb) .

Tổng tỉ lệ của kiểu hình hạt trắng, hoa đỏ = 0,405 + 0,135 + 0,0525 = 0,5925.

– Tỉ lệ của loại kiểu hình không phải hạt trắng, hoa đỏ là = 1 – 0,5925 = 0,4075.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình hạt trắng, hoa đỏ là

            .

3. Xác suất về tỉ lệ kiểu gen

Bài 1: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể thuần chủng ở F1.

– Phép lai:

– Ở cặp lai, cá thể thuần chủng gồm có 1AA và 1aa chiếm tỉ lệ.

– Ở cặp lai, kiểu gen đồng hợp gồm có.

Tần số hoán vị 20% thì cơ thể sinh ra

Cơ thể sinh ra

            .

Như vậy, ở phép lai, loại cá thể thuần chủng về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ

     

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là 0,08 = 8%.

Bài 2: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể thuần chủng trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.

– Phép lai:

– Ở cặp lai, cá thể có kiểu hình trội gồm 1AA và 2Aa Cá thể thuần chủng có tỉ lệ.

– Ở cặp lai, kiểu gen đồng hợp trội có kiểu gen.

Tần số hoán vị 40% thì cơ thể sinh ra; Cơ thể sinh ra nên kiểu gen chiếm tỉ lệ.

Kiểu hình trội (B-D-) có tỉ lệ.

 Ở cặp lai, trong số các cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng thì cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ.

Như vậy, ở phép lai, trong số các cá thể mang 3 tính trạng trội thì loại cá thể thuần chủng cả về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ

            .

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là = 0,0357.

Bài 3: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể có kiểu hình mang A-bbdd, xác suất để trong 3 cá thể này có 2 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể thuần chủng trong số các cá thể có kiểu hình A-bbdd ở F1.

– Phép lai:

– Ở cặp lai, cá thể có kiểu hình trội (A-) gồm 1AA và 2Aa.

 Cá thể thuần chủng có tỉ lệ.

– Ở cặp lai, tần số hoán vị 20% thì kiểu hình đồng hợp lặncó tỉ lệ = 0,3. Tuy nhiên tất cả các cá thể có kiểu hình đồng hợp lặn đều là cá thể thuần chủng.

Như vậy, ở phép lai, trong số các cá thể mang kiểu hình A-bbdd thì cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ;

Cá thể không thuần chủng có tỉ lệ.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể có kiểu hình mang A-bbdd, xác suất để trong 3 cá thể này có 2 cá thể thuần chủng là

.

Bài 4: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 1%. Ở F2, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Tìm tỉ lệ thuần chủng của kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2.

– Xét cặp gen Dd: , đời con có kiểu hình trội (quả tròn) gồm 2 kiểu gen là 1AA và 2Aa Trong số các cá thể quả tròn thì cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ.

– Ở F2 cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 1%

kiểu hình đồng hợp lặn có tỉ lệ

 Kiểu hình đồng hợp trội.

– Loại kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn (có 3 tính trạng trội A-B-D-) có tỉ lệ = (A-B-)(D-).

Mà kiểu hình A-B- có tỉ lệ.

Trong các cá thể có kiểu hình A-B- thì cá thể thuần chủng có kiểu gen chiếm tỉ lệ

  .

 Trong số các cá thể có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 thì cá thể thuần chủng có tỉ lệ

           .

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

            Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có thân cao, hoa đỏ, quả tròn, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là = 0,025.

Bài 5: Ở một loài thực vật, gen B quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt trắng. Gen A át chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen chứa A sẽ cho hạt trắng). Alen lặn a không át chế và không có chức năng. Gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa vàng. Gen A và D cùng nằm trên cùng 1 cặp NST, gen B nằm trên cặp NST khác. Cho cây (P) dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn, thu được đời F1 có kiểu hình hạt vàng, hoa vàng chiếm tỉ lệ 6%. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hạt trắng, hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Tìm tỉ lệ thuần chủng trong số các cây hạt trắng, hoa đỏ ở F1.

Kí hiệu kiểu gen:

– Qui ước:

– Kiểu hình hạt vàng, hoa vàng (kiểu gen) chiếm tỉ lệ 6% = 0,06.

Tần số hoán vị = 0,2 = 20%.

– Cho cây (P) dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn nên ở cặp gen Bb khi tự thụ phấn sẽ sinh ra đời con có kiểu hình B- chiếm tỉ lệ.

Ở F1, cây hạt trắng, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-B-D- và A-bbD- và aabbD-

Tính tỉ lệ:

– Tỉ lệ của kiểu hình A-B-D- = (A-D-)(B-)=. Trong đó cá thể thuần chủng có kiểu gen

– Tỉ lệ của kiểu hình A-bbD- = (A-D-)(bb) . Trong đó cá thể thuần chủng có kiểu gen có tỉ lệ

– Tỉ lệ của kiểu hình aabbD-

Cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1 – 0,0789 = 0,9211.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hạt trắng, hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là

.

Bài 6: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể có 1 alen lặn là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể có 1 alen lặn trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.

– Phép lai:

– Ở cặp lai, cá thể có 1 alen lặn (cá thể Aa) chiếm tỉ lệ; Cá thể không có 1 alen lặn (cá thể AA) chiếm  tỉ lệ.

– Tần số hoán vị 40% thì cơ thể sinh ra;

 

 Trong số cá thể có kiểu hình trội A-B-D- thì cá thể chỉ có 1 alen lặn có tỉ lệ.

Như vậy, ở phép lai, trong số các cá thể mang 3 tính trạng trội thì loại cá thể có 1 alen lặn chiếm tỉ lệ.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Ở F1. lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể có 1 alen lặn là = 0,24.

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Bài tập tự luận

Bài 1. Cho biết có hoán vị gen với tần số 20%. Một cơ thể có kiểu gen tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong các loại giao tử được sinh ra đều tham gia thụ tinh với khả năng như nhau. Nếu chỉ có 1 giao tử được thụ tinh thì xác suất để giao tử mang gen được thụ tinh là bao nhiêu?

Bài 3. Cho biết có hoán vị gen với tần số 40%. Một cơ thể có kiểu gen tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong các loại giao tử được sinh ra đều tham gia thụ tinh với khả năng như nhau. Nếu chỉ có 2 giao tử được thụ tinh thì xác suất để trong 2 giao tử này có 1 giao tử mang gen và 1 giao tử mang gen được thụ tinh là bao nhiêu?

Bài 4. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu hình A-bbD- là bao nhiêu?

Bài 5. Cho biết tần số hoán vị gen giữa A và B là 40%; giữa D và E là 20%, cả đực và cái đều hoán vị gen với tần số như nhau. Xét phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để trong 2 cá thể này chỉ có 1 cá thể có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng là bao nhiêu?

Bài 6. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 1%. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F2. Xác suất để thu được 1 cá thể có thân cao, hoa đỏ, quả tròn là bao nhiêu?

Bài 7. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 8. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 9. Ở một loài thực vật, gen B quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt trắng. Gen A át chế sự biểu hiện của B và b (kiểu gen chứa A sẽ cho hạt trắng). Alen lặn a không át chế và không có chức năng. Gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa vàng. Gen A và D cùng nằm trên cùng 1 cặp NST, gen B nằm trên cặp NST khác. Cho cây (P) dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn, thu được đời F1 có kiểu hình hạt vàng, hoa vàng chiếm tỉ lệ 6%. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hạt trắng, hoa trắng, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?

Bài 10. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được 1 cá thể có 1 alen lặn là bao nhiêu?

Bài 11. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, gen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng, gen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần sô 20%, giữa E và e với tần số 40%. Ở đời con của phép lai, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn, màu đỏ là bao nhiêu?

Bài 12. Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có hoán vị ở cả hai giới với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể F1, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn là bao nhiêu?

2. Bài tập trắc nghiệm

A. 47,5%.                               B. 40%.                              

C. 5%.                                    D. 45%.

Câu 2: Cho biết có xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau và bằng 20%. Ở phép lai, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu gen là

A. 0,5%.                                 B. 2%.                                

C. 4%.                                    D. 1%.

Câu 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2. Xác suất để thu được cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn là bao nhiêu?

A. 16,5%.                               B. 49,5%.                           

C. 26,0%.                               D. 12,0%.

Câu 4: Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 4%. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F2, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình mang đúng 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là

A. 54%.                                  B. 49%.                              

C. 42%.                                  D. 38,75%.

Câu 5: Ở một cá thể có kiểu gen (cho biết khoảng cách tương đối giữa A và B là 20cM, giữa D và E là 40cM). Trong số các giao tử được sinh ra chỉ có 1 giao tử được thụ tinh, xác suất để giao tử được thụ tinh mang kiểu gen là

A. 3%.                                    B. 10%.                              

C. 5%.                                    D. 15%.

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, Gen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng, Gen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần sô 20%, giữa E và e với tần số 40%. Ở đời con của phép lai, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được 1 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn, màu đỏ là bao nhiêu?

A. 0,0531.                              B. 0,125.                            

C. 0.1875.                               D. 0,0028.

Câu 7: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, Gen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng, Gen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần sô 20%, giữa E và e với tần số 40%. Ở đời con của phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể F1, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả tròn, màu đỏ là bao nhiêu?

A. 30,25%.                             B. 71,33%.                         

C. 27,77%.                             D. 38,94%.

Câu 8: Hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 40cM. Cơ thể tự thụ phấn thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình trội A-B-D- là

A. 30,25%.                             B. 44,25%.                         

C. 18,75%.                             D. 38,94%.

Câu 9: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Gen B át chế sự biểu hiện của A và a (Kiểu gen chứa B sẽ cho thân thấp). Alen lặn a không át chế. Gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa xanh. Gen A và D cùng nằm trên cùng 1 cặp NST, gen B nằm trên cặp NST khác. Cho cây (P) dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn, thu được đời F1 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa xanh chiếm tỉ lệ 5,25%. Biết mọi diễn biến trong giảm phân ở tế báo sinh noãn và sinh hạt phấn như nhau. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được 1 cây có kiểu hình thân thấp hoa xanh là:

A. 13,5%.                               B. 55,25%.                         

C. 61,5%.                               D. 19,75%.

Câu 10: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ (P) tự thụ phấn, trong tổng số các cây thu được ở F1 có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao, quả đỏ ở F1, xác suất để thu được cây thuần chủng là

Câu 11: Cho cá thể có kiểu gen ( tần số hoán vị gen là 40%). Trong số các giao tử được sinh ra chỉ có 1 giao tử được thụ tinh, Xác suất để giao tử được thụ tinh mang kiểu gen là

A. 7,5%.                                 B. 20%.                              

C. 15%.                                  D. 10%.

Câu 12: Ở ruồi giấm, hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm liên kết cách nhau 40cM. Ở phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu gen là

A. 13%.                                  B. 12%.                              

C. 15%.                                  D. 10%.

A. 22,56%.                             B. 47,5%.                           

C. 5%.                                    D. 45%.

Câu 14: Một cá thể có kiểu gen (tần số hoán vị giữa hai gen B và D là 20%). Trong số các giao tử được sinh ra chỉ có 1 giao tử được thụ tinh, xác suất để giao tử được thụ tinh mang kiểu gen

A. 5%.                                    B. 20%.                              

C. 15%.                                  D. 10%.

Câu 15: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội (A-B-D-), xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là

A. 2,5%.                                 B. 4,8%.                             

C. 12%.                                  D. 5%.

Câu 16: Hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST ở vị trí cách nhau 40cM. Cơ thể có kiểu gen tự thụ phấn thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu hình trội A-B- là

A. 0,81%.                               B. 59%.                              

C. 56,25%.                             D. 34,81%.

Câu 17: Ở 1 loài thực vật, khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% cây cao, hạt vàng; 17,5% cây thấp, hạt trắng; 7,5% cây cao, hạt trắng; 7,5% cây thấp hạt vàng. Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 thụ phấn cho cây thấp, hạt trắng thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F2, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình cây cao, hạt vàng là

A. 67,5%.                               B. 25%.                              

C. 15%.                                  D. 35%.

Câu 18: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với vây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, loại cây có thân thấp quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình thân cao, quả đỏ là

A. 66%.                                  B. 1%.                                

C. 59%.                                  D. 51%.

Câu 19: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, gen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng, gen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa B và b với tần số 20%, giữa E và e với tần số 40%. Ở đời con của phép lai, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được 1 cây thân cao, hoa trắng, quả dài, màu đỏ là

A. 30,25%.                             B. 56,25%.                         

C. 18,75%.                             D. 1,44%.

Câu 20: Hai gen A và B cùng nằm trên 1 nhóm liên kết cách nhau 40 cM, hai gen C và D cùng nằm trên 1 NST với tần số hoán vị gen là 30%. Tiến hành phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là

A. 3,5%.                                 B. 19,6%.                           

C. 30,1%.                               D. 38,94%.

Câu 21: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có hoán vị ở cả hai giới với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn là

A. 37,5%.                               B. 50%.                              

C. 48%.                                  D. 27%.

Câu 22: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, có hoán vị ở cả hai giới với tần số 20%. Tiến hành phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1, xác suất để thu được cá thể có 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn là

A. 37,5%.                               B. 50%.                              

C. 13,5%.                               D. 15%.

Câu 23: : Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả tròn chiếm tỉ lệ 12%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể ở F2, xác suất để thu được 2 cá thể có kiểu hình mang đúng 2 tính trạng trội là

A. 4,95%.                               B. 66%.                              

C. 18,9%.                               D. 49,5%.

Câu 24: Ở một loài thực vật, A: hạt vàng trội hoàn toàn so với a: hạt trắng. Gen B át chế sự biểu hiện của A và a (kiểu gen chứa B sẽ cho hạt trắng). Alen lặn b không át chế. Gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với d: hoa xanh. Gen A và D cùng nằm trên cùng 1 cặp NST, gen B nằm trên cặp NST khác. Cho cây (P) dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn, đời con F1 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình hạt vàng, hoa xanh chiếm tỉ lệ 5,25%. Biết mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và sinh hạt phấn như nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F1, xác suất để thu được cây có kiểu hình hạt trắng, hoa đỏ là:

A. 51,75%.                             B. 55,25%.                         

C. 61,5%.                               D. 19,75%.

Câu 25: Khi lai cà chua quả màu đỏ, dạng tròn với cà chua quả màu vàng, dạng bầu dục thu được F1 có 100% quả đỏ, dạng tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 1500 cây, trong đó có 885 cây màu đỏ, dạng tròn. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến xảy ra, mọi diễn biến của sinh giao tử đực và cái giống nhau. Nếu cho cây F1 lai phân tích thu được Fb. Lấy ngẫu nhiên 1 cây Fb, xác suất để thu được cây có quả bầu dục, dạng tròn là

A. 30%.                                  B. 15%.                              

C. 20%.                                  D. 40%.

Câu 26: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy dịnh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn là

A. 54%.                                  B. 66,0%.                           

C. 16,5%.                               D. 49,5%.

Câu 27: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả dài trội hoàn toàn so với alen d quy định quả tròn, cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 3%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F2, xác suất để thu được cây có kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn là

A. 12%.                                  B. 3,25%.                           

C. 13,5%.                               D. 5,25%.

Câu 28: Ở ruồi giấm, tần số hoán vị giữa hai gen A và B là 20%. Ở phép lai thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể F1, xác suất để trong 2 cá thể này có 1 cá thể có kiểu hình đồng hợp lặn là

A. 32%.                                  B. 9,5%.                             

C. 25,5%.                               D. 18%.

Câu 29: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn, hoán vị gen ở cả bố và mẹ với tần số 40%. Tiến hành phép lai thu được F1. Ở F1, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội (A-B-D-), xác suất để thu được cá thể thuần chủng là

A. 24%.                                  B. 12%.                              

C. 3,6%.                                 D. 18%.

Câu 30: Hai gen A và B cùng nằm trên 1 nhóm liên kết cách nhau 40 cM, hai gen C và D cùng nằm trên 1 NST với tần số hoán vị gen là 30%. Ở đời con của phép lai , lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được cá thể có 4 tính trạng trội A-B-D-E- là

A. 3,5%.                                 B. 34,86%.                         

C. 38,94%.                             D. 19,6%.

3. Đáp án

a. Các bài tự luận

Bài 1.

– Tần số hoán vị 20% thì giao tử là giao tử hoán vị nên có tỉ lệ.

– Trong điều kiện tỉ lệ thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau thì xác suất thụ tinh của giao tử phụ thuộc vào tỉ lệ của loại giao tử đó. Nếu loại giao tử nào có tỉ lệ càng cao thì xác suất thụ tinh càng cao.

– Giao tử có tỉ lệ = 0,1 nên xác suất thụ tinh của giao tử loại này là 0,1.

Bài 2.

– Trong 1000 tế bào giảm phân có 100 tế bào có trao đổi chéo dẫn tới hoán vị gen thì tỉ lệ tế bào có

Bài 3.

Bài 4.

Bước 1: Xác định tỉ lệ của kiểu hình A-bbD-.

– Phép lai:

Tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ kiểu hình của các nhóm liên kết

Kiểu hình A-bbD- có tỉ lệ = (A-).(bbD-).

Ở đây có 2 nhóm liên kết, nhóm liên kết thứ nhất là , nhóm liên kết thứ hai là.

Các nhóm liên kết luôn phân li độc lập với nhau cho nên tỉ lệ của một loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ kiểu hình của các nhóm liên kết có trong kiểu hình đó.

Cá thề có kiểu hình còn lại = 1 – 0,1575 = 0,8425.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu hình A-bbD- là

            .

Bài 5.

Bước 1: Tìm tỉ lệ của kiểu hình mang 4 tính trạng trội ở F1.

– Ở phép lai

– Ở cặp lai, có tần số 40% nên cơ thể sẽ tạo ra giao tử với tỉ lệ = 0,3. Cơ thể sẽ tạo ra giao tử với tỉ lệ = 0,2.

 Kiểu hình có 2 tính trạng trội A-B- có tỉ lệ =.

– Ở cặp lai, tần số hoán vị gen giữa D và E là 20% nên cơ thể sẽ tạo ra giao tử với tỉ lệ = 0,1.

 Cặp lai sẽ tạo ra đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ  .

Kiểu hình mang 2 tính trạng trội D-E- chiếm tỉ lệ = 0,5 + 0,01 = 0,51

– Ở phép lai, loại kiểu hình có 4 tính trạng trội (A-B-D-E) chiếm tỉ lệ; Loại kiểu hình không có 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ = 1 – 0,2856 = 0,7144.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F1, xác suất để trong 2 cá thể này chỉ có 1 cá thể có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng là

.

Bài 6.

Bước 1: Tìm tỉ lệ của kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể ở F2, xác suất để thu được 1cá thể có thân cao, hoa đỏ, quả tròn là

                  .

Bài 7.

Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể thuần chủng ở F1.

Như vậy, ở phép lai, loại cá thể thuần chủng về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ

            .

Loại cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1 – 0,12 = 0,88.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là

 .

Bài 8.

Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể thuần chủng trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.

– Phép lai:

– Ở cặp lai, cá thể có kiểu hình trội gồm 1AA và 2Aa , Cá thể thuần chủng có tỉ lệ.

– Ở cặp lai, kiểu gen đồng hợp trội có kiểu gen.

Tần số hoán vị 20% thì cơ thể sinh ra

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là

.

Bài 9.

Bước 1: Tìm tỉ lệ thuần chủng trong số các cây hạt trắng, hoa vàng ở F1.

Kí hiệu kiểu gen:

                        D- quy định hoa đỏ;

                        d quy định hoa vàng.

– Cho cây (P) dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn nên ở cặp gen Bb khi tự thụ phấn sẽ sinh ra đời con có kiểu hình B- chiếm tỉ lệ.

Ở F1, cây hạt trắng, hoa vàng có kí hiệu kiểu gen là A-B-dd và A-bbdd và aabbdd

Tính tỉ lệ:

– Tỉ lệ của kiểu hình

Trong đó cá thể thuần chủng có kiểu gen

– Tỉ lệ của kiểu hình .Trong đó cá thể thuần chủng có kiểu gen

– Tỉ lệ của kiểu hình aabbdd = (aadd)(bb) . Trong đó cá thể thuần chủng có kiểu gen

.

Trong số các cây hạt trắng, hoa đỏ, tỉ lệ cá thể thuần chủng là

            .

Cá thể không thuần chủng chiếm tỉ lệ.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể có kiểu hình hạt trắng, hoa trắng, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là

.

Bài 10.

Bước 1: Xác định tỉ lệ của cá thể có 1 alen lặn trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1.

– Phép lai: 

– Ở cặp lai, cá thể có 1 alen lặn (cá thể Aa) chiếm tỉ lệ; Cá thể không có 1 alen lặn (cá thể AA) chiếm  tỉ lệ.

– Tần số hoán vị 20% thì

 Trong số cá thể có kiểu hình trội A-B-D- thì cá thể chỉ có 1 alen lặn có tỉ lệ.

Như vậy, ở phép lai, trong số các cá thể mang 3 tính trạng trội thì loại cá thể có 1 alen lặn chiếm tỉ lệ =0,26.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Ở F1. lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, xác suất để thu được cá thể có 1 alen lặn là = 0,26.

Bài 11.

Bước 1: Xác định tỉ lệ của cây thân cao, hoa trắng, quả tròn, màu đỏ ở F1.

                  

Xét riêng từng nhóm gen liên kết:

Tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng, quả tròn, màu đỏ (A-bbD-E-) có tỉ lệ

                  .

Kiểu hình còn lại có tỉ lệ = 1 – 0,0531 = 0,9469.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 1 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn, màu đỏ là

                  .

Bài 12.

Bước 1: Xác định tỉ lệ của kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở F1.

– Phép lai.

– Cặp lai có hoán vị ở cả 2 giới với tần số 20% thì

Kiểu hình lặn có tỉ lệ

Kiểu hình có 1 tính trạng trội A-bb = aaB- = 0,25 – 0,04 = 0,21.

Kiểu hình có 2 tính trạng trội A-B- có tỉ lệ = 0,5 + 0,04 = 0,54.

– Cặp lai sinh ra đời có

Loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn gồm có

 Loại kiểu hình có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn có tỉ lệ = 0,48.

 Loại kiểu hình còn lại có tỉ lệ = 1 – 0,48 = 0,52.

Bước 2: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất.

Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể F1, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn là

  .

b. Các bài trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

C

B

D

C

C

D

C

B

D

C

A

C

A

A

B

16

17

18

19

20

21

222

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

B

D

C

C

C

C

C

A

D

D

B

C

D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 963

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống