Chuyên đề: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

I. Tương tác gen

    – Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.

    – Bản chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen với nhau trong quá trình thành kiểu hình.

   1. Tương tác bổ sung

    – Là kiểu tác động giữa 2 hay nhiều gen không alen tạo ra kiểu hình mới. Kiểu tương tác này làm tăng số lượng biến dị tổ hợp.

    – Thí nghiệm 1: Lai 2 dòng đậu có hoa trắng thuần chủng với nhau cho F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng

   + Giải thích: Sự có mặt của 2 gen trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định màu hoa đỏ. Khi chỉ có 1 trong 2 gen hoặc không có gen trội nào quy định màu hoa trắng.

   + Về mặt sinh học phân tử: sắc tố đỏ của hoa được hình thành do 2 yếu tố, tiền chất sắc tố được enzim do gen A và gen B tạo ra biến đổi thành sắc tố đỏ; thiếu 1 trong 2 loại enzim hoặc cả 2 loại enzim sắc tố đỏ không được hình thành -> hoa trắng

    – Sơ đồ lai:

P AABB x aabb
(hoa trắng) (hoa trắng)
G AB ab
F1 AaBb
(hoa đỏ)
F1 x F1 AaBb x AaBb
(hoa đỏ) (hoa đỏ)
G 1AB : 1aB : 1Ab : 1ab 1AB : 1aB : 1Ab : 1ab
AB aB Ab ab
AB AABB AaBB AABb AaBb
aB AaBB aaBB AaBb aaBB
Ab AABb AaBb Aabb Aabb
ab AaBb aaBb Aabb aabb

   KG: 1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 1 Aabb : 2 Aabb : 2 aaBb : 1 aaBB : 1 aabb

   KH: 9A-B- :3A-bb : 3aaB- : 1aabb ( 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng)

    – Ngoài kiểu tương tác cho tỉ lệ kiểu hình 9 : 7 thì còn có nhiều kiểu tương tác gen khác nữa. Xét theo sự tương tác của 2 cặp gen không alen phân li độc lập với nhau, tuỳ theo kiểu tương tác là bổ sung hay áp chế mà cho ra những biến thể của tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1

   2. Tương tác cộng gộp

    – Là trường hợp 2 hay nhiều locus gen cùng quy định sự biểu hiện của 1 tính trạng. Mỗi gen trội (lặn) có vai trò tương đương nhau trong việc làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

    – Tương tác cộng gộp làm tăng số lượng biến dị tổ hợp.

    – Tương tác cộng gộp thường gặp ở các tính trạng số lượng

II. Tính đa hiệu của gen

    – Tính đa hiệu của một gen là trường hợp 1 gen ảnh hưởng đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.

    – Gen đa hiệu là một cơ sở để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Khi một gen đa hiệu bị đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 913

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống