Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Giải Hóa Học Lớp 8
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 8
- Sách giáo khoa hóa học lớp 8
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 8
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 8
Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 8 Chương 5 (Đề 2)
Câu 1: Cho các phương trình hóa học sau:
Phản ứng nào là hóa hợp; phân hủy; thế; oxi hóa – khử?
Câu 2: Cho từ từ 3,25 gam kẽm viên vào 120ml dung dịch HCl 1M. Xác định thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc).
Câu 3: Để hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một kim loại M hóa trị II thì cần dùng hết 200ml dung dịch axit HCl 3M. Xác định tên kim loại M đem dùng.
Câu 4: Dùng khí hiđro để khử các oxit sau thành kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, Cu2O. Nếu lấy cùng số mol mỗi oxit thì tỉ lệ số mol khí hiđro đối với số mol kim loại sinh ra của oxit nào là lớn nhất?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Câu 1: Phản ứng hóa hợp là: 3, 4, 8, 10.
Phản ứng phân hủy là: 2, 5.
Phản ứng thế là: 6, 7, 9.
Phản ứng oxi hóa – khử là: 1, 2,5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
Câu 2: Ta có: nZn = 3,25/65 = 0,05 (mol); nHCl = 0,12 x 1 = 0,12 (mol)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (1)
Từ phản ứng (1), ta thấy số mol axit dư nên tính số mol khí hiđro sinh ra theo Zn.
nH2= nZn= 0,05 (mol) → VH2= 0,05 x 22,4 = 1,12 (lít).
Câu 3: Phản ứng: M + 2HCl → MCl2 + H2↑ (1)
Theo (1) → nM = 1/2 nHCl = 1/2 x 0,2 x 3 = 0,3 (mol)
Nguyên tử khối của M là 7,2/0,3 = 24: magie (Mg).
Câu 4: Phản ứng:
Đặt số mol của mỗi oxit là a mol.
Từ (3) → nH2: nFe = 3a/2a = 1,5 là lớn nhất so vối 3 phản ứng còn lại.