Đề ôn thi học kì 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Chương 5: Hidro – Nước

Đề thi hóa 8 học kì 2 (Đề 5)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Cho phản ứng: C + O2 □(−to→ ) CO2

Đặc điểm của phản ứng trên là:

A. phản ứng thế

B. phản ứng tỏa nhiệt

C. phản ứng hóa hợp

D. cả B, C đều đúng

Câu 2: Quá trình nào sau đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?

A. Sự gỉ của các đồ vật bằng sắt

B. Sự quang hợp của cây xanh

C. Sự cháy của than, xăng, dầu, …

D. Sự hô hấp của con người và động vật

Câu 3: Để đốt cháy hoàn toàn a gam cacbon thì cần vừa đủ 1,5.1024 phân tử khí oxi. Giá trị của a là:

A. 25

B. 30

C. 20

D. 21

Câu 4: Cho từ từ 3,25 gam kẽm viên vào 120ml dung dịch HCl 1M. Thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc là:

A. 1,22 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 1,334 lít

Câu 5: Độ tan của chất khí tăng khi:

A. giảm nhiệt độ

B. tăng áp suất

C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất

D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất

Câu 6: Độ tan của FeBr2.6H2O ở 20ºC là 115 gam. Khối lượng FeBr2.6H2O có trong 516 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên là:

A. 200 gam

B. 276 gam

C. 240 gam

D. 300 gam

II. TỰ LUẬN

Câu 7: Cho hai dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ 2M và 4M. Hãy xác định thể tích của từng dung dịch để pha chế được 300ml Ba(OH)2 có nồng độ 3M.

Câu 8: Cho 9,6 gam hỗn hợp gồm Ca và CaO hòa tan hết vào nước, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).

     Viết phản ứng xảy ra.

     Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

     Tính khối lượng Ca(OH)2 thu được.

Đáp án và Hướng dẫn giải

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: chọn D

Câu 2: chọn B

Câu 3: Ta có:

Từ (1) → nC = 2,5 (mol) → mC = a = 2,5 x 12 = 30 (gam)

Chọn B

Câu 4:

sau phản ứng (1) thì HCl dư

Từ (1) → nH2= 0,05 (mol) → VH2= 0,05 x 22,4 = 1,12 (lít)

Chọn A

Câu 5: chọn D

Câu 6: chọn B

II. TỰ LUẬN

Câu 7: Gọi V1 là thể tích dung dịch Ba(OH)2 2M

V2 là thể tích dung dịch Ba(OH)2 4M

Áp dụng quy tắc đường chéo ta có:

     V1/V2 = 1/1 V1 = V2 (1

Mà V1 + V2 = V = 300 (2)

Từ (1) và (2): V1 = V2 = 150ml.

Câu 8: Ta có: nH2= 2,24/22,4 = 0,1 (mol)

     Phản ứng:

          Ca + 2H2O  Ca(OH2 + H2↑ (1)

     (mol) 0,1        0,1 ← 0,1

          CaO + H2O  Ca(OH)2 (2)

     Tính phần trăm khối lượng:

Từ (1) → nH2= nCa= 0,1 (mol) → mCa = 0,1 x 40 = 4 (gam)

Vậy %mCa = 4/9,6 x 100% = 41,667%;

     %mCaO = 100% – 41,667% = 58,333%

     mCaO = 9,6 – 4 = 5,6 (g) → nCaO = 5,6/56 = 0,1 (mol)

Từ (1) và (2) → ∑nCa(OH)2 =0,1+ 0,1 = 0,2 (mol)

          → mCa(OH)2= 0,2 x 74 = 14,8 (gam).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 984

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống