Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 6 Học kì 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 – Học kì 2

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1, 2

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

(Đoàn Giỏi)

1. Câu văn: “Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. Nhân hóa    b. So sánh    c. Ẩn dụ    d. Hoán dụ

2. Đâu là chủ ngữ trong câu văn: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn” ?

a. Thuyền chúng tôi

b. Chèo thoát qua kênh Bọ Mắt

c. Đổ ra con sông Cửa Lớn

d. Xuôi về Năm Căn

3. Câu: “Trâu ơi, ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” thuộc kiểu nhân hóa nào?

a. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

b. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

4. Câu nào trong số các câu sau đây không phải là câu trần thuật đơn?

a. Bóng tre trùm lên âu yếm bản, làng, xóm, thôn

b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính

c. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau

d. Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày.

5. Trong câu thơ: Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan, phần in đậm nằm ở vị trí nào trong cấu trúc so sánh

a. Vế A (Sự vật, sự việc được so sánh)

b. Phương diện so sánh

c. Từ so sánh

d. Vế B (Sự vật dùng để so sánh)

6. Câu: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” thuộc kiểu hoán dụ nào?

a. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật

d. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

II. Tự luận (7 điểm)

1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau (3đ)

a. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

b. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.

c. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô(…)

2. Kể lại việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng một phó từ, một hình ảnh so sánh và một câu trần thuật đơn. Gạch chân dưới phó từ, hình ảnh so sánh và câu trần thuật đơn đó. (4đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
b a c d a d

I. Phần tự luận

1.

a. Chẳng bao lâu, tôi// đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (1đ)

      CN   VN

b. Rất đẹp // hình anh /lúc nắng chiều. (1đ)

   VN   CN   TN

c. Những người con gái Hoa Kiều //bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang// bán

   CN1      VN1      CN2   VN2

vải, những bà cụ già người Miên// bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô()(1đ)

   CN3      VN3

2.

HS viết được đoạn văn kể lại chính xác, đúng trình tự các sự việc xảy ra khi Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt. (1.5đ)

Đoạn văn có sử dụng một phó từ, một hình ảnh so sánh và một câu trần thuật đơn (1.5đ)

Gạch chân dưới phó từ, hình ảnh so sánh và câu trần thuật đơn (1đ)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1123

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống