Đề kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt lớp 6 Học kì 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 – Học kì 2

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Phần in đậm “Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày” đóng vai trò là:

a. Chủ ngữ    b. Vị ngữ    c. Trạng ngữ

2. Câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” sử dụng những biện pháp tu từ nào?

a. Ẩn dụ và hoán dụ

b. Nhân hóa và so sánh

c. So sánh và hoán dụ

d. Ẩn dụ và nhân hóa

3. Câu: “Mùa xuân xinh đẹp đã về” , phụ từ đã bổ sung ý nghĩa gì?

a. Chỉ quan hệ thời gian

b. Chỉ sự cầu khiến

c. Chỉ khả năng

d. Chỉ mức độ

4. Câu: “Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt” sử dụng loại ẩn dụ nào?

a. Ẩn dụ hình thức

b. Ẩn dụ cách thức

c. Ẩn dụ phẩm chất

d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

5. Phần in đậm trong câu: “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” là phần nào trong cấu trúc so sánh?

a. Vế A( tên sự vật, sự việc được so sánh)

b. Vế B (tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)

c. Từ ngữ chỉ phương diện so sánh

d. Từ so sánh

6. Câu trần thuật đơn có từ là trong câu: “Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” thuộc loại nào?

a. Câu định nghĩa

b. Câu miêu tả

c. Câu giới thiệu

d. Câu đánh giá

II. Tự luận (7 điểm)

1. Xác đinh thành phần chính của các câu dưới đây (2đ)

a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

b. Dưới bóng tre, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời

2. Phân tích mô hình cấu trúc so sánh trong câu thơ: Trăng tròn như quả bóng/ Lửng lơ lên trước nhà (1đ)

3. Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau: (4đ)

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6
a d a d b a

II. Phần tự luận

1. Xác định thành phần chính của câu

a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng// mái đình, mái chùa cổ kính.

      VN   CN

b. Dưới bóng tre, ta// giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

     CN   VN

2. Mô hình cấu trúc so sánh

Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Trăng tròn như quả bóng

3. Viết đoạn văn:

– Đoạn thơ trên miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng nơi thôn quê bình dị và sự gắn kết của bạn nhỏ với ánh trăng. (0.5đ)

– Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “Những hôm nào trăng khuyết/Trông giống con thuyền trôi”, ánh trăng hiện lên thật cụ thể, sinh động, giàu sức gợi hình, kích thích liên tưởng của người đọc, người nghe. (1.5đ)

– Hai câu thơ sau, Nhược Thủy sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa : “Em đi trăng theo bước/Như muốn cùng đi chơi”, ánh trăng hiện lên mang những đặc điểm tâm lý người (theo bước, muốn cùng đi chơi…). Trăng như người bạn tri kỉ cùng bạn nhỏ đi khắp mọi nẻo đường. Đó chính là sự gắn bó, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. (1.5đ)

– Viết theo cấu trúc đoạn văn, có mở đoạn, đầu dòng viết hoa, lùi dòng, kết thúc có dấu câu. (0.5đ)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1125

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống