Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 6
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 6
- Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 6
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 6
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 6
Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 2)
Câu 1:Chọn câu đúng:
A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
B. Trong hệ thống ròng rọc động không có ròng rọc cố định.
C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
Câu 2: Khi khoảng cách OO1 trên đòn bẩy đang nhỏ hơn khoảng cách OO2, cách làm nào dưới đây làm cho khoảng cách OO1 > OO2?
A. Di chuyển vị trí của điểm tựa O và phía O1.
B. Di chuyển vị trí của điểm O2 ra xa điểm tựa O.
C. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O1 và O.
D. Đổi chỗ vị trí của 2 điểm O2 và O.
Câu 3: Ròng rọc nào dưới đây là ròng rọc động?
A. Trục của bánh xe được mắc cố định, còn bánh xe quay được quanh trục.
B. Trục và bánh xe quay được tại một vị trí.
C. Trục của bánh xe vừa quay vừa chuyển động.
D. Cả 3 phương án trên đều là ròng rọc động.
Câu 4: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc động. B. Ròng rọc cố định.
C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng.
Câu 5: Chọn phương án khả thi để mở một cái nắp chai thủy tinh làm bằng kim loại khih nó bị vặn chặt?
A. Cho chai vào tủ lạnh để hạ thấp nhiệt dộ.
B. Nhúng cả chai vào chậu nước nóng.
C. Hơ nóng nắp chai bằng kim loại.
D. Hơ nóng đáy chai thủy tinh.
Câu 6: Trong xây dựng người ta thường chọn đổ bê tông và chọn cốt bằng thép vì:
A. Bê tông và thép giãn nở vì nhiệt giống nhau.
B. Thép chịu nhiệt tốt.
C. Thép bền và rẻ tiền.
D. Thép là vật liệu cứng nhất.
Câu 7: Khi làm nóng chất khí trong bình thì đại lượng nào sau đây thay đổi?
A. Khối lượng.
B. Trọng lượng.
C. Khối lượng riêng.
D. Cả 3 đại lượng trên.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép.
Băng kép được ứng dụng
A. Làm cốt cho các trụ bê tông.
B. Làm giá đỡ.
C. Trong việc đóng ngắt mạch điện.
D. Làm các dây điện thoại.
Câu 9: Dùng nhiệt kế vẽ ở hình bên không thể đo được nhiệt độ của nước trong trường hợp nào dưới đây? (hình ảnh)
A. Nước sông đang chảy. B. Nước đá đang tan.
C. Nước uống. D. Nước đang sôi
Câu 10: Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen – xi –ut và nhiệt giai Fa – ren – hai?
A. 0F = 32 + 1,8. t0C. B. 0F = 32 – 1,8. t0C.
C. 0F = 1,8 + 32. t0C. D. 0F =1,8 + 32. t0C.
Câu 11: Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là?
A. 00C và 1000C. B. 00C và 370c.
C. -1000C và 1000C. D. 370C và 1000C.
Câu 12: Trương hợp nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt.
B. Ngọn nến đang cháy.
C. Cục nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh.
D. Ngọn đèn dầu đang cháy.
Câu 13: Hiện tượng gì xảy ra nếu ta bỏ một lượng nước vào một bình và bịt kín, sau đó đem bình ra ngoài trời?
A. Nước bay hơi hết.
B. Nước bay hơi một phần.
C. Lượng nước trong bình không thay đổi.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ
A. Thể rắn sang thể lỏng.
B. Thể lỏng sang thể rắn.
. Thể hơi sang thể lỏng.
D. Thể lỏng sang thể hơi.
Câu 15: Kêt luận nào sau đây là đúng khi so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ dông đặc?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
D. Tất cả A,B và C đều đúng.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra với tốc độ hư nhau ở mọi nhiệt độ.
D. Chỉ xảy ra với một số ít chất lỏng.
Câu 17: Hãy chọn nhận xét đúng nhất về nhiệt độ sôi.
ở nhiệt độ sôi thì:
A. Các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
B. Nước reo.
C. Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung.
D. Các bọt khí nổi lên dần.
Câu 18: Những quá trình chuyển thể nào của đông được sử dụng trong quá trình đúc tượng đồng?
A. Nóng chảy, bay hơi. B. Nóng chảy, đông đặc.
. Bay hơi, đông đặc. D. Bay hơi, ngưng tụ.
Câu 19: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào:
A. Khối lượng chất lỏng.
B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Áp suất trên mặt chất lỏng.
. Diện tích và áp suất trên mặt thoáng chất lỏng
Câu 20: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng
A. Tăng dần lên. B. Giảm dần đi.
C. Khi tăng khi giảm. D. Không thay đổi.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn C.
Câu 2: Chọn D.
Câu 3: Chọn C.
Câu 4: Chọn B.
Câu 5: Chọn C.
Câu 6: Chọn A.
Câu 7: Chọn C.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn D.
Câu 10: Chọn A.
Câu 11: Chọn A.
Câu 12: Chọn D.
Câu 13: Chọn C.
Câu 14: Chọn C.
Câu 15: Chọn C.
Câu 16: Chọn A.
Câu 17:. Chọn C.
Câu 18: Chọn B.
Câu 19: Chọn C.
Câu 20: Chọn D.