Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
- Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 7 học kì 2 (Đề 4)
Câu 1:Để duy trì dòng điện một cách liên tục ta phải làm gì?
Câu 2. Thế nào là sơ đồ mạch điện? Tác dụng của nó?
Câu 3. Không khí có phải là môi trường cách điện không? Tại sao đứng gần dây điên có thể nguy hiểm mặc dù ta chưa chạm vào dây
Câu 4. Trong các mạch điện sau đây, mạch điện nào có các bóng đèn đều mắc nối tiếp?
Câu 5. Ở các xe đạp, có gắn thêm đi-na-mô, khi bánh xe quay, đi-na-mô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng các bóng đèn. Tuy nhiên, ở một số xe nếu quan sát kĩ ta chỉ thấy có một sợi dây được nối từ đi-na-mô đến bóng đèn. Vì sao vậy?
Câu 6. Hãy sắp xếp các vật sau đây vào các cột dẫn điện hay cách điện:
Giấy, vải, không khí, vàng, thủy tinh, nước muối, than, gỗ, cao su, sắt, thép
Câu 7. Điền vào ô trống:
Vật ………. là vật cho dòng điện đi qua. Vật ………. là vật không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển hướng của các ………. tự do. Bên ngoài nguồn điện, các electron chuyển động trong dây dẫn từ cực ……….sang cực ……….của nguồn. Khi đó có dòng điện đi từ cực ……….sang cực ……….của nguồn.
Câu 8. Trong 1mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do. Hãy tìm số electron tự do trong:
a) 0,25m3 vật dẫn điện
b) Một sợi dây hình trụ làm bằng vật liệu ấy, có đường kính 0.5mm và chiều dài 4m
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1. Để duy trì dòng điện mộ cách liên tục, ta dùng nguồn điện
– Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực âm và cực dương
Câu 2. – Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng
Câu 3. Bình thường không khí là môi trường cách điện. Tuy nhiên ở gần các đường dây cao thế thì không khí trở nên dẫn điện. Vì vậy ở gần các đường dây cao thế sẽ rất nguy hiểm vì dòng điện sẽ phóng qua không khí đi vào người
Câu 4. Trong các mạch điện có các bóng đèn đều mắc nối tiếp là: 1 và 4
Câu 5. Đi – na – mô là một nguồn điện có hai cực như mọi nguồn điện khác, dây thứ hai là sườn (khung) xe đạp
Câu 6. Vật cách điện: giấy, vải, không khí, thủy tinh, gỗ, cao su
Vật dẫn điện: vàng, nước muối, than, sắt, thép
Câu 7. Điền vào ô trống
Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Vật cách điện là vậ không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do. Bên ngoài nguồn điện, các electron chuyển động trong dây dẫn từ cực âm sang cực dương của nguồn. Khi đó có dòng điện đi từ cực âm sang cực dương của nguồn
Câu 8. a) 0,25m3 = 0,25.109mm3
Số electron chứa trong thể tích này là: n = 0,25.109.30.109 = 7,5.108 (hạt)
b)Thể tích của sợi dây: V = πr2l = π.(0,5)2 4.103 = 785,4 mm3
số electron chứa trong thể tích này là n’ = 2,36.1013 (hạt)