Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
- Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 7 học kì 2 (Đề 2)
Câu 1: Trong các thí nghiệm về sự nhiếm điện do cọ xát, vai trò (tác đụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:
A. Xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không
B. Xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không
C. Những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiếm điện hay không
D. Tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng
Câu 2.Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:
A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi
B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi
D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt
Câu 3. Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì:
A. Chúng đều nhiễm điện
B. Chúng nhiễm điện khác loại
C. Mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm
D. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm
Câu 4. Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân
B. Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích âm và dương quay xung quanh hạt nhân
C. Hạt nhân mang diện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân
D. Hạt nhân mang diện tích dương, các electron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân
Câu 5. Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?
A. Đưa thước nhựa chạm vào cực dương của nguồn điện
B. Hơ nóng thước nhựa
C. Cọ xát thước nhựa vào vải khô
D. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng
Câu 6. Khi xem xét một nguồn điện như pin hay acquy, điều mà ta cần quan tâm nhất là:
A. Kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không
B. Giá tiền là bao nhiêu
C. Mới hay cũ
D. Khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu
Câu 7. Trong nguyên tử hạ có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:
A. Hạt nhân B. Hạt nhân và êlectron
C. Êlectron D. Không có loại hạt nào
Câu 8. Vật nào dưới đây là vật cách điện?
A. Một đoạn dây thép
B. Một đoạn dây nhôm
C. Một đoạn dây nhựa
D. Một đoạn ruột bút chì
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng
Trong kim loại, êlectron tự do là các êlectron
A. Quay xung quanh hạt nhân
B. Chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác
C. Thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại
D. Chuyển động có hướng
Câu 10. Những chất nào sau đây là chất dẫn điện
A. Không khí ở điều kiện bình thường
B. Dây đồng
C. Nước cất
D. Cao su xốp
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1. Chọn C
Vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bú thử điện là những vật “thử”, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không
Câu 2. Chọn A
Sau một thời gian hoạt động, cánh quạ dính nhiều bụi vì nó cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hú nhiều bụi
Câu 3. Chọn D
Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào mảnh thủy tinh hút nhau vì chúng nhiễm điện trái dấu. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm
Câu 4. Chọn C
Nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân
Câu 5. Chọn C
Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách cọ xát thước nhựa vào vải khô
Câu 6. Chọn D
Khi xem xét một nguồn điện ta cần quan tâm nhất là khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu
Câu 7. Chọn C
Hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là electron
Câu 8. Chọn C
Mộ đoạn dây nhựa là vật cách điện
Câu 9. Chọn C
Trong kim loại, electron tự do là những electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại
Câu 10. Chọn B
Dây đồng là chất dẫn điện