Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 7
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
- Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 7 học kì 2 (Đề 3)
Câu 1:Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Electron tự do là electron thoát ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
B. Trong kim loại các hạt nhân cũng có thể dịch chuyển tự do
C. Vật nhiễm điện dương là vật thừa electron
D. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu electron
Câu 2. Cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len rồi đưa miếng len này lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau
Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Điện tích trong hai mảnh nói trên là khác loại
B. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm, mảnh len nhiễm điện dương
C. Một số electron đã từ mảnh len dịch chuyển sang mảnh pôliêtilen
D. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện, còn mảnh len không nhiễm điện
Câu 3. Câu phát biểu nào dưới đây sai?
A. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng
B. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển dời có hướng
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
D. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do
Câu 4. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông
Câu 5. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? Chọn câu giải thích có lí
A. Trong kim loại đã có sẵn các electron tự do
B. Điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất
C. Kim loại là vật dẫn điện nên không nhiễm điện khi cọ xát
D. Kim loại là vật trung hòa về điện
Câu 6. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Câu 7. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1. Chọn A
Electron tự do là electron thóa ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác
Câu 2. Chọn D
Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen sau đó ta thấy chúng hút nhau vì chúng nhiễm điện trái dấu. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh pôliêtilen nhiễm điện tích âm. Vậy câu sai là D
Câu 3. Chọn D
Dòng điện là dòng tích chuyển động có hướng. Vậy nói dòng điện là dòng tích âm chuyển động tự do là sai
Câu 4. Chọn B
Xe chạy một thời gian dài do thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện, sờ vào thành xe , đôi lúc a thấy như bị điện giật
Câu 5. Chọn B
Nếu cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện là vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất
Câu 6. – Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân
Câu 7. – Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…
– Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: gỗ, nhựa, sứ…