Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 học kì 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này:

A. Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên.

B. Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động.

C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.

D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên.

Câu 2: Một người đang lái ca nô chạy ngược dòng sông. Người lái ca nô đứng yên so với vật nào dưới đây?

A. Bờ sông    B. Dòng nước

C. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước    D. Ca nô

Câu 3: Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động

A. thẳng.

B. tròn.

C. cong.

D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng vói chuyển động tròn.

Câu 4: Chọn câu trả lời sai.

Đường từ nhà Thái tởi trường dài 4,8km. Nếu đi bộ Thái đi hết l,2h. Nếu đi xe đạp Thái đi hết 20 phút.

A. Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là 4km/h.

B. Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là 14,4m/s.

C. Vận tốc đi xe đạp trung bình của Thái là 4m/s.

D. Vận tốc đi xe đạp trung bình của Thái là 14,4km/h.

Câu 5: Tốc độ 36km/h bằng giá trị nào dưới đây?

A. 36m/s.    B. 100m/s.    C. 36000m/s.    D. 19m/s

Câu 6: Chuyển động của quả lắc đồng hồ khi đi từ vị trí cân bằng (có góc hợp với phưomg thẳng đứng một góc α = 0) ra vị trí biên (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α lớn nhất) là chuyển động có vận tốc:

A. giảm dần.    B. tăng dần.

C. không đổi.    D. giảm rồi tăng dần.

Câu 7: Một vận động viên điền kinh chạy trên quãng đường dài 51 Om hết 1 phút. Vận tốc trung bình của vận động viên đó là:

A. 45km/h.     B. 8,5m/s.    C. 0,0125km/s.     D. 0,0125km/h.

Câu 8: Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong thời gian đầu là 30km/h và trong 1/2 thời gian sau là 15m/s. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là:

A. 42km/h.    B. 22,5km/h.    C. 36km/h.    D. 54km/h.

Câu 9: Nếu trên một đoạn đường, vật có lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đều thì chuyển động được xem là chuyển động

A. đều.    B. không đều.    C. chậm dần.    D. nhanh dần.

Câu 10: Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ

A. chuyển động đều.    B. đứng yên.

C. chuyển động nhanh dần.    D. chuyển động tròn.

Câu 11: Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thoả mãn:

A. F1, F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên.

B. F1, F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiêu với hai lực trên.

C. F2, F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên.

D. F1, F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay ngược chiều F1 đều được.

Câu 12: Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe dừng lại, người ta dùng cái phanh (thắng) xe để

A. tăng ma sát trượt    B. tăng ma sát nghỉ

C. tăng ma sát lăn.    D. tăng trọng lực

Câu 13: Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.

B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.

C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Câu 14: Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính?

A. Vận tốc của vật luôn thay đổi.

B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi.

C. Vật chuyển động theo đường cong.

D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Câu 15: Ý nghĩa của vòng bi trong các ổ trục là:

A. thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt.

B. thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

C. thay ma sát nghi bằng ma sát lăn.

D. thay lực ma sát nghỉ bằng lực quán tính.

Câu 16: Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do

A. ma sát.    B. quán tính.

C. trọng lực.    D. lực đẩy.

Câu 17: Một xà lan đi dọc bờ sông trên quãng đường AB với vận tốc 12km/h. Nếu tăng vận tốc thêm 3km/h thì xà lan đến B sớm hơn dự định 10 phút. Quãng đường AB là

A. 5km.    B. 10km.    C. 15km.    D. 20km.

Câu 18: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều?

A. Cánh quạt quay ổn định.

B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5km/h.

C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước.

D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.

Câu 19: Trong các hình vẽ sau đây, trường hợp nào dưới tác dụng của các lực vật nào có vận tốc không đổi?

A. Hình a    B. Hình b    C. Hình C    D. Hình d

Câu 20: Một chiếc xe đang đứng yên khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ

A. chuyển động đều.    B. chuyển động nhanh dần.

C. đứng yên.    D. chuyển động tròn.

Đáp án và Hướng dẫn giải

Câu 1: A

Khi ta nói Mặt Tròi mọc đẳng Đông, lặn đằng Tây, ta đã xem Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên.

Câu 2: D

Người lái ca nô đứng yên so với chính ca nô đó.

Câu 3: B

Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là một chuyển động tròn.

Câu 4: B

Vận tốc đi bộ trung bình của Thái là

Vận tốc đi xe đạp trung bình của Thái là vx = 14,4km/h = 4m/s.

Vậy trong 4 kết quả trên kết quả B là sai.

Câu 5: D

Tốc độ 36km/h = 36000/3600s = 10m/s

Câu 6: A

Chuyển động của quả lác đồng hô khi đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên có vận tốc giảm dần.

Câu 7: B

Vận tốc trung bình là vb = 8,5m/s. Vậy chọn B.

Câu 8: B

Gọi nửa thời gian là t các quãng đường trong nửa thời gian là:

S1 = v1t = 30t ; S2 = v2t = 15t

Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là:

Câu 9: B

Nếu trên một đoạn đường, vật có lúc chuyển động nhanh dần, chậm dần, chuyển động đểu thì chuyển động không đều (còn gọi là biến đổi).

Câu 10: B

Một chiếc xe đang đứng yên, khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.

Câu 11: B

Ba lực cùng phưomg có cường độ lần lượt là F1 = 20N, F2 = 60N và F3 = 40N tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thoả mãn là F1, F2 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên.

Khi đó hợp lực của chúng F = F1 + F3 – F2= 0.

Câu 12: A

Khi xe đang chuyển động, muốn cho xe dừng lại, ta dùng cái phanh xe để tăng ma sát trượt, bánh xe bị phanh lại không quay được sẽ trượt trên mặt đường.

Câu 13: D

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Câu 14: D

Dấu hiệu của chuyển động theo quán tính là vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Câu 15: B

Ý nghĩa của vòng bi trong các 0 trục là thay ma sát trượt băng ma sát lăn, vì ma sát trượt lớn hom nhiều so với ma sát lăn.

Câu 16: B

Khi xe ô tô đột ngột phanh thì hành khách trên xe bị xô về phía trước là do quán tính.

Câu 17: B

Gọi t là thời gian đi với vận tốc 12km/h, và t – 10 là thời gian đi khi táng vận tốc lên thành 15km/h ta có:

s = 12t = 15(t – 10) → 3t = 150 → t = 50 phút = 5/6h

s = v1.t = 10km.

Câu 18: C

Chuyển động của tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước là chuyển động không đều.

Câu 19: C

Trong hình vẽ, dưới tác dụng của các lực, vật ở hình C có vận tốc không đổi, vi các lực tác dụng lên nó cân bằng.

Câu 20: C

Một chiếc xe đang đứng yên khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ đứng yên vì rằng ban đầu nó đang đứng yên.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1047

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống