Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Giải Vật Lí Lớp 8
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 8
- Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 8
- Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 8
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 8
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 8
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 8
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Khối thép m = 10g ở nhiệt độ 30°C, sau khi nhận nhiệt lượng 46J thì tăng lên đến nhiệt độ 40°C. Nhiệt dung riêng của thép là:
A. 2500 J/kgK. B. 460 J/kgK. C. 4200 J/kgK. D. 130 J/kgK.
Câu 2: Khối nước và khối đất riêng biệt cùng khối lượng. Biết nhiệt dung riêng của nước và đất lần lượt là cn = 4200 J/kgK và cđ = 800 J/kgK. Để hai khối này có độ tăng nhiệt độ như nhau thì phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp bao nhiêu lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất?
A. 2,25. B. 4,25. C. 5,25. D. 6,25.
Câu 3: Hai vật 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là Δt2 = 2Δt1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên hai vật.
A. c1 = 2c2. B. c1 = 1/2c2 C. c1 = c2.
D. Chưa thể xác định được vì chưa biết t1 > t2 hay t1 < t2
Câu 4: Một vận động viên điền kinh với công suất 600W đã chạy quãng đường l00m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650N lên cao 10m trong 30s.
A. Vận động viên thực hiện công lớn hơn công của người công nhân.
B. Vận động viên thực hiện công nhỏ hơn công của người công nhân.
C. Vận động viên thực hiện công bằng công của người công nhân.
D. Cả A, B đều sai.
Câu 5: Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 200 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đắt 60cm. Lực cản cùa đất đối với cọc là 10000N. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền bao nhiêu phần trăm cơ năng cho cọc?
A. 80%. B. 70% C. 60% D. 50%
Câu 6: Máy cày thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian dài gấp 4 lần so với máy cày thứ hai. Nếu gọi P1 là công suất của máy thứ nhất, là công suất của máy thứ hai thì
A. P1 = P2 B. P1 = 2P2 C. P2 = 2 P1 D. P2 = 4 P1
Câu 7: Chọn câu saỉ.
A. Cùng một chất có thể ở trạng thái khí hoặc trạng thái lỏng.
B. Cùng một chất có thể ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái rắn.
C. Cùng một chất có thể ở trạng thái rắn hoặc trạng thái khí.
D. Cùng một chất không thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn.
Câu 8: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch tán vào nhau nhanh lên thì hiện tượng khuếch tán
A. xảy ra nhanh lên. B. xảy ra chậm đi.
C. không thay đổi. D. ngừng lại.
Câu 9: Đổ một chất lỏng có khối lượng m1, nhiệt dung riêng c1 và nhiệt độ t1 vào một chất lỏng có khối lượng m2 = 2m1, nhiệt dung riêng c2 = 1/2 c1 nhiệt độ t2 > t1. Nếu không bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc đựng, không khí…) thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t của hai chất lỏng trên có giá trị là
Câu 10: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
A. chỉ ở chất lỏng và khí. B. chỉ ở chất lỏng và rắn.
C. chỉ ở chất khí và rắn. D. ở cả chất rắn, lỏng và khí.
Câu 11: Năng lượng của Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng cách:
A. dẫn nhiệt. B. đối lưu.
C. bức xạ nhiệt. D. cả ba cách trên.
Câu 12: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng?
A. Jun, kí hiệu là J
B. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K
C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg
D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg
Câu 13: Trong hình vẽ dưới đây các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc
Nếu bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì trường hợp nào dưới đây là đúng?
A. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.
B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c, đường HI ứng với vật b.
C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.
D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.
Câu 14: Thả vào chậu nước có nhiệt độ t1 một thỏi đồng được đun nóng đến nhiệt độ t2 (t2 > t1). Sau khi cân bằng nhiệt cả hai có nhiệt độ t.
A. t > t1 > t2 B. t2> t > t1
C. t1 > t > t2 D. Không thể so sánh được
Câu 15: Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:
A. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
C. Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Để đun nóng 1kg nước tăng từ 10°C lên 15°C, ta cần cung cấp cho khối nước nhiệt lượng bằng:
A. 4200J. B. 42kJ. C.2100J. D. 21kJ.
Câu 17: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Khi 500g nước ở nhiệt độ 10°C nhận nhiệt lượng 8400J thì sẽ tăng đến nhiệt độ:
A. 2°C. B.4°C C. 14°C D. 24°C.
Câu 18: Một tấm đồng khối lượng l00g được nung nóng, rồi bỏ vào trong 50g nước ở nhiệt độ 10°C. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, tấm đồng toả ra nhiệt lượng 4200J. Hỏi nhiệt độ sau cùng của nước bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.
A. 10°C. B. 20°C C. 30°C D. 40°C
Câu 19: Cho H là hiệu suất của động cơ nhiệt, A là công có ích và Q là nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu cháy toả ra. Q’ là nhiệt lượng thất thoát ra môi trường ngoài. Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là:
Câu 20: Động cơ nhiệt tiêu tốn lượng xăng l00g. Biết năng suất toả nhiệt của xăng q = 46.106J/kg và hiệu suất của động cơ là 20%. Động cơ thực hiện công có ích là:
A. 460000J. B. 920000J. C. 230000J. D. 92000J.
Đáp án và Hướng dẫn giải
Câu 1: B
Nhiệt lượng thép hấp thụ: Q =
Câu 2: C
Độ tăng nhiệt độ như nhau nên: Qn = mncn Δt
Câu 3: C
Dùng phương trình cân bằng nhiệt để suy luận.
Nhiệt lượng thu vào và toả ra bằng nhau nên: Q = m1c1Δt1 = m2c2Δt2
Vì m1 = 2m2 và Δt2 = 2Δt1 nên c1 = c2
Câu 4: B
Vận động viên thực hiện công A1 = P.t = 600.10 = 6000J
Người công nhân thực hiện công A2 = 10m.h = 650.10 = 6500J
Vậy người công nhân thực hiện công lớn hơn.
Câu 5: C
Cơ năng của quả nặng W = l0m.h = 10.200.5 = 10000J
Công lực cản A = F.s = 10000.0,6 = 6000J
% cơ năng búa máy đã truyền cho cọc: H = A/W = 6000/10000 = 60%
Câu 6: C
Công suất của máy P = A/t. Máy cày 1 thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian dài gấp 4 lần, vậy công suất nhỏ bằng một nửa. Vậy P2 = 2P1
Câu 7: D
Cùng một chất có thể ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn. Ví dụ nước chẳng hạn.
Câu 8: A
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang khuếch vào nhau nhanh lên thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên.
Câu 9: B
Nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường (cốc không khí…) thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ t theo phương trình cân bằng nhiệt ta có.
Nhiệt lượng thu vào và toả ra bằng nhau nên: Q = m1c1Δt1 = m2c2Δt2
Vì m2 = 2m1, nhiệt dung riêng
Nếu không bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hai chất lỏng và môi trường thì t < (t2+t1)/2
Câu 10: D
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở cả chất rắn, lỏng và khí.
Câu 11: C
Năng lượng của Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng cách bức xạ nhiệt.
Câu 12: B
Đơn vị nhiệt dung riêng là: Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K.
Câu 13: C
Vật khối lượng càng nhỏ thì nóng lên càng nhanh, đồ thị càng dốc, vì ma > mb > mc nên đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.
Câu 14: B
Sau khi cân bằng nhiệt cả hai có nhiệt độ t phải lớn hơn t1 và nhỏ hơn t2.
Câu 15: D
Theo nguyên lí truyền nhiệt thì cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: D
Nhiệt lượng cần cung cấp: Q = m.c (t° – to) = 1.4200.5 = 21000J = 21kJ
Câu 17: C
Nhiệt lượng nước hấp thụ: Q = m.c.Δt
Nhiệt độ tăng đến: t = 10°C + 4°C – 14°C
Câu 18: C
Nhiệt lượng tấm đồng toả ra: Q1 = 4200J
Nhiệt lượng nước thu vào: Q2 = m.c (t – to).
Vì nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào nên ta có: Q1 = Q2
Hay
Nhiệt độ sau cùng của nước: 10 + 20 = 30°C
Câu 19: D
Các công thức là H = A/Q = (Q-Q’)/Q ; A = Q – Q’.
Suy ra cả phương án A và phương án C đều đúng.
Câu 20: B
Động cơ thực hiện công có ích là:
A = H.Q = H.q.m = 0,2.46.106.0,1= 0,92.106 = 920000J