Top 5 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa Chuyên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Đề tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên

Môn thi: Hóa học

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (2,5 điểm)

1. Cho các chất: C6H6 (benzen) (l); CH3–CH2–CH3 (k); CH3–C≡CH (k); CH3–CH=CH2 (k); SO2 (k); CO2 (k); FeSO4 (dd); saccarozơ (dd). Chất nào có thể làm nhạt màu dung dịch nước brom, giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).

2. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành nhiệt phân lần lượt các chất rắn sau: NaNO3; KHCO3; Al(OH)3; (NH4)2SO4.

Câu 2. (2 điểm)

1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của tất cả các chất ứng với công thức phân tử C2H4Cl2.

2. Đốt cháy hoàn toàn 3,465gam C2H4Cl2 bằng lượng khí oxi dư, thu được hỗn hợp X (chỉ gồm CO2; O2 dư; hơi nước và khí hiđroclorua). Dẫn từ từ toàn bộ lượng X thu được vào bình kín chứa 925 gam dung dịch Ca(OH)2 0,8%, phản ứng xong thu được dung dịch Y. Tính khối lượng các chất tan có trong dung dịch Y.

Câu 3. (2 điểm)

Nhỏ từ từ dung dịch chỉ chứa chất tan KOH cho đến dư vào lần lượt từng ống nghiệm có chứa các dung dịch (riêng biệt) sau: HCl (có hòa tan một giọt phenolphtalein); MgCl2; Al(NO3)3; FeCl3; Ca(HCO3)2. Giải thích hiện tượng thu được, viết phương trình phản ứng hóa học minh họa.

Câu 4. (3 điểm)

Cho 37,95 gam hỗn hợp bột X (gồm MgCO3 và RCO3) vào cốc chứa 125,0 gam dung dịch H2SO4 a% (loãng). Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y; chất rắn Z và 2,8 lít (ở đktc) khí CO2.

Cô cạn dung dịch Y được 6,0 gam muối khan, còn nung chất rắn Z tới khối lượng không đổi thu được 30,95 gam chất rắn T và khí CO2.

a. Tính: a (%); khối lượng (gam) chất rắn Z.

b. Xác định kim loại R, biết trong X số mol của RCO3 gấp 1,5 lần số mol MgCO3.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1.

1.

+ Benzen: Brom tan trong benzen tốt hơn tan trong nước, khi cho benzen vào nước brom, benzen sẽ chiết brom từ dung môi nước sang làm cho nước brom nhạt màu (còn dung dịch benzen – brom màu sẽ đậm lên).

+ CH3–C≡CH: Có phản ứng:

  CH3–C≡CH + Br2 → CH3–CBr = CHBr

  (Hoặc CH3–C≡CH + 2Br2 → CH3–CBr2–CHBr2)

+ CH3–CH=CH2: Có phản ứng

  CH3–CH=CH2 + Br2 → CH3–CHBr=CH2Br

+ SO2: Có phản ứng

  SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4

+ FeSO4: Có phản ứng

  6FeSO4 + 3Br2 → 2FeBr3 + 2Fe2(SO4)3

+ Các chất không làm mất màu nước brom: CO2; C3H8 và saccarozơ: vì không có phản ứng hóa học xảy ra.

2. Các Phương trình hóa học:

  2NaNO3 2NaNO2 + O2 ↑ (1)

  2KHCO3 K2CO3 + CO2 ↑ + H2O (2)

  2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O (3)

  (NH4)2SO4

2NH3 + H2SO4 (4)

Câu 2.

1. Các công thức cấu tạo và tên gọi tương ứng của chất có CTPT C2H4Cl2 là:

  CH3–CHCl2 : 1,1–điclo etan

  CH2Cl–CH2Cl: 1,2–điclo etan

2.

* Phương trình phản ứng cháy:

  

* Trật tự xảy ra phản ứng:

  

* Số mol Ca(OH)2 sau phản ứng với HCl = 0,1 – 0,035 = 0,065 (mol).

Ta có: phản ứng xảy ra như sau:

  

Sau phản ứng (3) CO2 dư 0,07 – 0,065 = 0,005 mol

Tiếp tục có phản ứng:

  

Dung dịch Y gồm các chất tan: CaCl2 0,035 mol và Ca(HCO3)2 0,005 mol

Khối lượng CaCl2 = 0,035. 111 = 3,885(gam);

Khối lượng Ca(HCO3)2 = 0,005.162 = 0,81 (gam)

Câu 3.

* dd HCl có hòa tan một giọt phenolphtalein không có màu. Khi nhỏ KOH vào dung dịch này: ban đầu không có màu (do HCl trung hòa KOH mới cho vào) sau đó dung dịch chuyển sang màu hồng (do KOH dư).

Phương trình hóa học:

  KOH + HCl → KCl + H2O

* Nhỏ KOH đến dư vào dd MgCl2

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng không tan khi KOH dư.

Phương trình hóa học:

  2KOH + MgCl2 → Mg(OH)2 (↓ trắng) + 2KCl

* Nhỏ KOH đến dư vào dd Al(NO3)3:

Hiện tượng: ban đầu xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan khi KOH dư.

Phương trình hóa học:

  3KOH + Al(NO3)3 → Al(OH)3 (↓ keo trắng) + 3KNO3

  KOH dư + Al(OH)3 ↓ → KAlO2 + 2H2O

* Nhỏ KOH đến dư vào dd FeCl3:

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu, kết tủa không tan khi KOH dư.

Phương trình hóa học:

  3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3 (↓ đỏ nâu) + 3KCl

* Nhỏ KOH đến dư vào dd Ca(HCO3)2:

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa không tan khi KOH dư.

Phương trình hóa học:

  2KOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 (↓ trắng) + K2CO3 + 2H2O

Câu 4.

a/

– Cho X phản ứng với H2SO4 (Thí nghiệm 1)

Số mol CO2 thu được là:

* Nung Z thu được CO2 → ở thí nghiệm 1 axit H2SO4 tham gia pư hết; X dư.

Đặt hỗn hợp X (gồm MgCO3 và RCO3) tương đương với muối MCO3.

  

Số mol H2SO4 = số mol CO2 = 0,125 (mol)

Nồng độ % của dung dịch H2SO4 là:

  

* Số mol gốc sunfat SO42- trong muối = số mol CO2;

Khối lượng SO42- trong muối = 0,125.96 = 12,0 gam > khối lượng muối rắn khan khi cô cạn dung dịch Y. Vậy trong hai muối sunfat tạo thành có 01 muối tan được trong nước (là MgSO4) và 01 muối không tan trong nước (là RSO4).

Vậy dd Y là MgSO4; Chất rắn Z là MCO3 dư và RSO4 không tan.

* Số mol MgSO4 = = 0,05 mol;

Số mol RSO4 = 0,125 – 0,05 = 0,075mol

* Chất rắn Z là MCO3 dư và RSO4 không tan; do đó:

mZ = 37,95 + 0,075(96 – 60) – 0,05.84 = 36,45(gam).

b/

mZ – mT = mCO2 = 36,45 – 30,95 = 5,5(gam).

Số mol CO2 thu được sau khi nung Z = = 0,125mol

Đặt nMgCO3 = x (mol) ⇒ nRCO3 = 1,5x (mol)

Bảo toàn C: x + 1,5x = (0,125 + 0,125) = 0,25 → x = 0,1 mol

Khối lượng của RCO3 = 37,95 – 0,1.84 = 29,55 (gam)

Vậy R là Ba.

box-most-viewed-courses

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 892

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống