Công nghệ 7 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Hoạt động khởi động

Trả lời câu hỏi (Trang 47 Công nghệ 7 VNEN)

– Kể tên một số giống vật nuôi và mô tả ngoại hình của một giống vật nuôi mà em biết.

– Theo em, thế nào là một giống vật nuôi?

– Làm thế nào để phân biệt giống này với giống khác?

Trả lời:

– Một số giống vật nuôi:

      • Lợn Ỉ: toàn thấn lông màu đen, tải nhỏ, mặt gãy có nhiều nếp nhăn, có tỉ lệ mỡ cao.

      • Lợn LANĐƠRAT: thân dài, tai to rũ xuống trước mặt, có tỉ lệ nạc cao.

– Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.

– Để phân biệt giống này với giống khác: ta phân biệt theo địa lí, theo hình thái, ngoại hình ( màu sắc, da lông), theo mức độ hoàn thiện của giống, heo hướng sản xuất,

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Khái niệm giống vật nuôi

a) Quan sát hình 1 và đọc đoạn thông tin sau:

b) Trả lời câu hỏi (Trang 48 Công nghệ 7 VNEN)

Câu 1 (Trang 48 Công nghệ 7 VNEN). Đặc điểm nào sau đây của giống vật nuôi là cần thiết nhất để đảm bảo duy trì sự tồn tại của giống?

A. Có đặc điểm ngoại hình giống hệt nhau

B. Di truyền ổn định các đặc điểm của giống cho thế hệ sau

C. Có đặc điểm sản xuất tương tự nhau

D. Có cùng 1 nguồn gốc

Trả lời:

Chọn B

Câu 2 (Trang 48 Công nghệ 7 VNEN). Chọn Đúng (Đ) hay Sai (S) để xác định các điều kiện công nhận giống vật nuôi trong bảng sau:

Trả lời:

STT Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi Đúng/Sai
1 Có đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau Đ
2 Cùng sống chung trong một địa bàn S
3 Có tính di truyền ổn định Đ
4 Vật nuôi phải sinh ra từ cùng bố mẹ S
5 Có số lượng cá thể đủ lớn và địa bàn phân bố rộng Đ
6 Vật nuôi cùng giống phải có chung nguồn gốc Đ

Câu 3 (Trang 48 Công nghệ 7 VNEN). Mỗi bạn cho ví dụ 2 giống vật nuôi và ghi những đặc điểm ngoại hình của chúng theo mẫu bảng sau:

Trả lời:

Câu 3:

STT Tên giống vật nuôi Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết nhất

1

Vịt trời

Lông đuôi nâu đen có ánh và viền nâu nhạt. Lông bao cánh nhỏ và nhỡ xám. Lông bao cánh lớn xám chì với một dải vằn gần cuối lông trắng và một vằn đen ở mút. Gương cánh ánh lục có viền đen và trắng.

2

Bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Ở dê cả con đực và con cái có thể có sừng hoặc không có sừng . Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc…). Cả dê cái và dê đực đều có râu tùy loài.

2. Phân loại giống vật nuôi

a) Đọc thông tin

b) Thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1 (Trang 49 Công nghệ 7 VNEN). Nối nội dung ở cột 1 với cột 2 cho đúng đặc điểm của từng loại giống vật nuôi.

Cột 1 Cột 2
1. Giống nguyên thuỷ A. Năng suất cao, được nuôi để chuyên khai thác một loại sản phẩm.
2. Giống gây thành B. Năng suất đã được cải thiện, cao hơn giống nguyên thuỷ.
3. Giống kiêm dung C. Có từ lâu đời, chịu được điều kiện sống kham khổ, năng suất thấp nhưng sản phẩm thơm ngon.
4. Giống chuyên dụng D. Nuôi để khai thác đồng thời nhiều loại sản phẩm.
5. Giống quá độ E. Năng suất rất cao nhưng kháng bệnh kém, đòi hỏi điều kiện chuồng trại và chăm sóc, nuôi dưỡng thật tốt.

Trả lời:

1 – C

2 – E

3 – D

4 – A

5 – B

Câu 2 (Trang 50 Công nghệ 7 VNEN). Chọn câu trả lời đúng nhất:

Phân loại giống vật nuôi nhằm mục đích nào sau đây:

A. Biết được đặc điểm sản xuất của giống vật nuôi để khai thác đồng thời nhiều loại sản phẩm.

B. Biết đặc điểm của các giống vật nuôi để tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác phù hợp.

C. Biết được mức độ hoàn thiện của các giống vật nuôi để khai thác cho phù hợp.

D. Biết hướng sản xuất của các giống vật nuôi, tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác phù hợp.

Trả lời:

– Chọn B

3. Vai trò của giống chăn nuôi

a) Đọc thông tin

b) Thực hiện nhiệm vụ sau:

Câu 1 (Trang 50 Công nghệ 7 VNEN). Căn cứ vào số liệu trong bảng, hãy so sánh năng suất và chất lượng sản phẩm của các vật nuôi trên:

Trả lời:

– Gà Lơ go có năng suất chất lượng lớn hơn so với gà ri bởi lượng trứng/1 năm của chúng lớn hơn, gấp khoảng 3 đến 3,5 lần so với lương trứng gà ri thông thường.

– Bò sữa Hà Lan có tỉ lệ mỡ trong sữa thấp hơn so với bò Sin nhưng năng suất lớn hơn so với năng suất của bò Sin cụ thể có tỉ lệ lượng sữa trong 1 chu kì gấp khoảng 3,5 đến gần 4 lần lượng sữa của bò Sin trong một chu kì

Câu 2 (Trang 50 Công nghệ 7 VNEN). Chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn, rồi điền vào chỗ chấm phù hợp trong đoạn sau (1 cụm từ có thể sử dụng nhiều lần):

Giống mới, chọn lọc và nhân giống, giống vật nuôi, ảnh hưởng quyết định.

giống vật nuôi có………(1)…… đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn (2)…………phù hợp mục đích. Muốn có giống vật nuôi tốt, con người không ngừng (3) …………….. để ngày càng nâng cao phẩm chất các(4) ……………đã có và tạo thêm (5)………… tốt hơn

Trả lời:

1 – Ảnh hưởng quyết định

2 – Giống vật nuôi

3 – Chọn lọc và nhân giống

4 – Giống vật nuôi

5 – Giống mới.

4. Chọn giống vật nuôi

a) Đọc thông tin

b) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1 (Trang 51 Công nghệ 7 VNEN). Chọn giống vật nuôi là:

A. Duy trì và nâng caoa những đặc điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.

B. Chọn những cá thể có ngoại hình đẹp, cân đối, không có khuyết tật để giữ lại làm giống.

C. Lựa chọn và giữ lại làm giống những vật nuôi đực và cái tốt, phù hợp với mục đích chăn nuôi

D. Lựa chọn những vật nuôi đực và cái là con của những bố mẹ có năng suất cao để giữ lại làm giống.

Trả lời:

– Chọn C

Câu 2 (Trang 51 Công nghệ 7 VNEN). Khi chọn giống vật nuôi, căn cứ vào:

A. Thể chất: chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, phàm ăn, chóng lớn.

B. Nguồn gốc: chọn con của những vật nuôi bố mẹ có năng suất cao

C. Đặc điểm ngoại hình: chọn con có ngoại hình đẹp, cân đối, mang đặc điểm đặc trưng của giống.

D. Đặc điểm ngoại hình, thể chất và nguồn gốc để chọn giống vật nuôi.

Trả lời:

– Chọn D

5. Nhân giống vật nuôi

a) Đọc thông tin và quan sát các ví dụ về nhân giống trong hình 2 dưới đây:

b) Thực hiện các nhiệm vụ sau:

Câu 1 (Trang 52 Công nghệ 7 VNEN). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ (…) trong câu sau cho đúng với các phương pháp nhân giống.

Trả lời:

– Trong các ví dụ trên, hình 2A thể hiện phương pháp nhân giống thuần chủng, hình 2B thể hiện phương pháp lai giống

Câu 2 (Trang 53 Công nghệ 7 VNEN). Phân biệt hai phương pháp nhân giống và điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau:

Trả lời:

Nhân giống thuần chủng Lai giống

Khái niệm

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống đó để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó

Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới tốt hơn bố mẹ

Mục đích

Tăng số lượng

Duy trì, củng cố , nâng cao chất lượng giống

Làm thay đổi tính di truyền của giống, tạo ra giống mới có những đặc tính tốt của hai giống bố mẹ

Ví dụ

Bò Hà Lan đực x bò Hà Lan cái => Bò Hà Lan

Lợn ỉ x lợn ngoại => lợn lai ( dùng để lấy thịt)

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 (Trang 52 Công nghệ 7 VNEN). Thế nào là nhân giống vật nuôi?

A. Chọn lọc những vật nuôi đực và cái tốt, đạt yêu cầu giữ lại làm giống.

B. Ghép đôi giao phối giữa những con đực và cái đã được chọn lọc để sinh ra đời con phù hợp với mục đích chăn nuôi.

C. Ghép đôi giao phối giữa những con đực và cái đã được chọn lọc cho sinh sản làm tăng số lượng vật nuôi.

D. Ghép đôi giao phối giữa những con đực và cái đã được chọn lọc cho sinh sản làm tăng số lượng vật nuôi.

Trả lời:

– Chọn B

Câu 2 (Trang 53 Công nghệ 7 VNEN). Bà Năm mới được Hội Phụ nữ cho vay khoản tiền nhỏ để hỡ trợ phát triển chăn nuôi. Bà muốn nuôi gà lấy gà thịt hoặc trứng để bán. Vườn nhà bà Năm khá rộng nhưng không có điều kiện xây dựng chuồng hiện đại, chỉ có thể nuôi theo kiểu thả vườn. Theo em, bà nên chọn giống gà nào sau đây để nuôi cho phù hợp:

A. gà Lơ go (giống gây thành, chuyên trứng).

B. gà Tam hoàng (là giống quá đô, kiêm dụng thịt và trứng).

C. Gà Hu bad (giống gây thành, chuyên thịt).

D. Gà Ri (giống nguyên thuỷ)

Em hãy giải thích vì sao bà Năm nên chọn nuôi giống gà này.

Trả lời:

– Chọn D

– Vì giống Gà Ri vốn là giống nguyên thủy tuy năng suất thấp nhưng lại cho thịt chất lượng và trứng thơm ngon đồng thời giống gà này có khả năng chịu được điều kiện sống kham khổ rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại vườn nhà bà Năm.

Câu 3 (Trang 52 Công nghệ 7 VNEN). Mục đích của lai giống là gì?

A. Làm tăng số lượng cá thể của một giống vật nuôi đã có.

B. Tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai giống khác nhau.

C. Tạo ra đời con giống hệt đặc điểm của bố mẹ.

D. Tạo ra thế hệ con lai kết hợp đặc điểm tốt của giống bố mẹ.

Trả lời:

– Chọn D.

Câu 4 (Trang 53 Công nghệ 7 VNEN). Bác Hanh có cả một vạt đồi để nuôi thả gà vườn, bác dự định chăn nuôi gà thả vườn để bán gà giống . Muốn có gà giống vừa lớn nhanh như gà Rốt, vừa thích nghi tốt, đẻ nhiều và cho thịt thơm ngon như gà Ri, bác Hanh nên dùng phương pháp lai giống nào sau đây?

a. gà trống rốt x gà mái ri

b. gà trống rốt x gà mái rốt

c. gà trống ri x gà mái ri

d. gà trống ri x gà mái rốt

Hãy giải thích vì sao bác Hanh nên lựa chọn cách làm như vậy.

Trả lời:

– Chọn A

– Vì khi lựa chọn như vậy sẽ tạo ra con giống sau này sẽ có đặc tính tốt của hai gống bố mẹ, con giống sẽ lớn nhanh như gà Rốt, vừa thích nghi tốt, đẻ nhiều như gà Ri.

Câu 5 (Trang 54 Công nghệ 7 VNEN). Hãy tìm tên con vật để hoàn thiện bảng sau cho đúng với phương pháp nhân giống.

Trả lời:

STT Con đực Con cái Phương pháp thuần chủng
1 Lợn Móng Cái Lợn Móng cái thuần chủng
2 Lợn Đại Bạch Lợn Móng Cái lai giống
3 Bò Vàng Bò Vàng thuần chủng
4 Bò Sin Bò Vàng lai giống
5 Vị Bầu Quỳ Vị Bầu Quỳ thuần chủng
6 Vịt Bắc Kinh Vị Bầu Quỳ lai giống

D. Hoạt động vận dụng

1 (Trang 54 Công nghệ 7 VNEN). Quan sát một vật nuôi trong gia đình (hoặc địa phương), vận dụng các tiêu chí chọn giống để đánh giá xem con vật đó có những tiêu chí nào đạt yêu cầu, tiêu chí nào không đạt yêu cầu chọn giống. Ghi lại ý kiến của em.

Trả lời:

2 (Trang 54 Công nghệ 7 VNEN). Hãy giúp gia đình chọn gà mái đẻ căn cứ vào ngoại hình theo gợi ý trong bảng sau:

Trả lời:

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1 (Trang 55 Công nghệ 7 VNEN). Nếu để ý em sẽ thấy vật nuôi thường được gọi tên theo 2 cách: Gọi theo tên địa phương, nơi xuất xứ của nó (như: Lợn Móng Cái, gà Đông Tảo…), gọi tên theo hình thái (đặc điểm ngoại hình) của nó (như: Bò Vàng, Lợn Đại Bạch,…)

Em hãy tìm thêm ví dụ về các giống vật nuôi được gọi tên theo những cách trên. Ghi lại và mô tả đặc điểm của chúng theo mẫu bảng sau:

Trả lời:

Cách gọi tên Tên và đặc điểm giống vật nuôi
Theo vùng địa lí Lợn Móng Cái, bò vàng Nghệ An, Ngựa Phú Yên, Lợn Mường Khương, gà đồi Yên Thế, vịt cỏ Vân Đình,….
Theo hình thái Bò lang trắng đen, bò u, ngỗng xám, thỏ đen, ngựa bạch

2 (Trang 55 Công nghệ 7 VNEN). Hãy tìm hiểu về các giống vật nuôi nơi em sống. Chọn và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một giống vật nuôi em thích nhất: tên giống, đặc điểm ngoại hình, lợi ích,… và cho biết vì sao em thích giống vật nuôi này. Sẽ rất tốt nếu em tìm được cả hình minh hoạ.

Trả lời:

– Vịt là loài gia cầm được người nông dân chăn nuôi từ lâu đời bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích. Các giống vịt chủ yếu của nước ta gồm vịt đàn hay còn gọi là vịt tàu, vịt cỏ. Loại này thân nhỏ, đầu và mỏ thanh tú, lông có nhiều màu: Đen, nâu, xám, xanh đen pha trắng… trọng lượng chỉ độ 1 kg đến 1,5 kg. Vịt đàn thường được nuôi thành từng đàn lớn, hàng trăm hay hàng ngàn con. Chúng có sức chịu đựng kham khổ và ít mắc bệnh, kiếm mồi rất giỏi trên đồng ruộng. Vịt đàn đẻ nhiều, trứng nhỏ nhưng ngon. Thịt vịt đàn được nhiều người ưa thích vì có vị ngọt đậm và thơm. Nông dân ở các vùng đồng bằng miền Bắc, miền Nam thường nuôi vịt đàn theo lối chăn thả tự nhiên từ trước đến nay.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 945

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống