Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Hoạt động khởi động
Trả lời câu hỏi (Trang 56 Công nghệ 7 VNEN)
– Hãy ghép tên loại thức ăn phù hợp cho những vật nuôi trong hình 1.
– Theo em, thế nào là thức ăn vật nuôi?
– Thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng gì cho cơ thể vật nuôi?
– Tại sao trâu, bò ăn được rơm, cỏ mà các vật nuôi khác lại không ăn được.
Trả lời:
– Ghép thức ăn phù hợp:
• A nối với D,G
• B nối với E, H
• C nối với E
– Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật và khoáng chất nhằm cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra
– Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng:
• Năng lượng
• Prôtêin
• Khoáng : Đa lượng , Vi lượng
• Vitamin
– Trâu bò là thuộc loại nhai lại và dạ dày của các động vật nhai lại chia làm 4 ngăn. Thức ăn được thu nhận và nhai sơ qua rồi nuốt vào ngăn lớn nhất và sẽ nhào trộn với nước bọt. Nếu ngăn lớn đầy, thì trâu bò sẽ ngừng nạp thức ăn và chuyển qua ngăn khác, sau đó trâu bò “ợ” lên nhai lại. Vì bọn chúng hệ nhai lại nên răng nanh không có hoặc biến đổi dạng để phụ cho việc nhai lại này vì vậy thức ăn của chúng chủ yếu là cỏ
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về thức ăn vật nuôi
a) Đọc thông tin
b) Trả lời các câu hỏi va thực hiện nhiệm vụ sau:
Câu 1 (Trang 57 Công nghệ 7 VNEN). Thức ăn vật nuôi là gì? Kể tên những thành phần có trong thức ăn vật nuôi.
Trả lời:
– Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật ,vi sinh vật,chất khoáng mà vật nuôi ăn được ,tiêu hóa và hấp thu được để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm
Câu 2 (Trang 57 Công nghệ 7 VNEN). Trong thức ăn có những chất dinh dưỡng nào? Trong đó có những chất nào sinh năng lượng?
Trả lời:
– Thành phần thức ăn có các chất dinh dưỡng: protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng và nước.
– Những chất nào sinh năng lượng: gluxit, protein, lipit
Câu 3 (Trang 57 Công nghệ 7 VNEN). Quan sát hình 2 và xếp các loại thức ăn vật nuôi vào nhóm phù hợp trong bảng dưới hình:
Trả lời:
Nhóm thức ăn | Tên các loại thức ăn |
---|---|
Thức ăn giàu năng lượng | D. M, N |
Thức ăn giàu protein | H, K |
Thức ăn giàu khoáng | B, E |
Thức ăn giàu vitamin | A, C, G, I, L |
Câu 4 (Trang 58 Công nghệ 7 VNEN). Nối nội dung các ô trong cột 1 và nội dung các ô trong cột 2 sao cho phù hợp:
Cột 1 | Cột 2 |
---|---|
1. Năng lượng | A. Tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng sức đề kháng của cơ thể. |
2. Protein | B. Không phải chất dinh dưỡng nhưng rất cần cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. |
3. Vitamin | C. Không có giá trị về mặt dinh dưỡng với lợn và gia cầm nhưng là thức ăn chủ yếu của gia súc nhai lại. |
4. Chất khoáng | D. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp protein của cơ thể và tạo sản phẩm như thịt, trứng, sữa. |
5. Nước | E. Cần cho các hoạt động của cơ thể và góp phần tạo ra sản phẩm. |
6. Chất xơ | G. Cấu tạo nên xương, răng,… và tham gia quá trình trao đổi chất của cơ thể. |
Trả lời:
1 – E
2 – D
3 – A
4 – G
5 – B
6 – C
Câu 5 (Trang 59 Công nghệ 7 VNEN). Lợn mẹ dẫn đàn con đi tắm nắng, thấy đống rơm ở góc vườn, đàn lợn ùa vào đùa nhau làm rơm rối tung. Có chú lợn con còn”tè” cả vào đống rơm nữa. Trâu đứng trong chuồng hậm hực quát vọng ra :” bọn nhóc lợn kia, làm bẩn hết thức ăn của ta rồi”. Lợn mẹ nghe vậy ngẩng lên ngơ ngác rồi cãi :” thức ăn đâu mà thức ăn, đấy là đệm lót chuồng cho mẹ con tôi nằm đấy chứ, ông trâu này lẩm cẩm rồi”.
Theo em con vật nào nói đúng? Để phân xử “vụ” này, em giải thích thế nào?
Trả lời:
– Cả hai con vật đều nói đúng bởi rơm là nguồn thức ăn cho trâu và cũng dùng để lót chuồng cho lợn cũng như các loại gia súc, gia cầm khác. Để phân xử vụ này ta cần giải thích nguyên do như trên và chia đống rơm thành 2 phần cho 2 bên.
2. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
a) Quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi dưới hình (Trang 59 Công nghệ 7 VNEN)
– Chú lợn này “băn khoăn” gì khi được cho ăn nguyên dạng những thức ăn trong hình? Theo em, để khắc phục cần phải làm gì.
Trả lời:
– Chú lợn băn khoăn:
• Kích thước có dễ ăn?
• Mùi vị có thơm ngon?
• Loại bỏ được độc tố?
• Có dễ tiêu hoá?
• Ăn gì trong mùa đông rét, thiếu rau, cỏ xanh?
– Để khắc phục điều đó, ta cần phải chế biến và dự trữ thức ăn cho chú lợn.
b) Đọc thông tin
c) Quan sát hình 4, liên hệ với nội dung vừa đọc, thực hiện các nhiệm vụ sau:
Câu 1 (Trang 60 Công nghệ 7 VNEN). Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
Trả lời:
– Chế biến thức ăn nhằm mục đích làm cho thức ăn có kích cỡ phù hợp, mùi vị thơm ngon vật nuôi dễ ăn và thích ăn, làm chín hoặc mền thức ăn để dễ tiêu hóa, loại bỏ độc tố, tránh ngộ độc và tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Câu 2 (Trang 60 Công nghệ 7 VNEN). Ghép phương pháp chế biến ở cột 1 với các loại thức ăn ở cột 2 trong bảng cho phù hợp
Cột 1 | Cột 2 |
---|---|
1. Cắt ngắn, băm nhỏ | A. Rơm, rạ |
2. Ủ men | B. Hạt ngũ cốc, đậu tương rang |
3. Rang, sấy, hấp | C. Tinh bột các loại |
4. Nghiền nhỏ | D. Cỏ, thân cây ngô, ngọn mía. |
5. Đường hoá | E. Cám, bột ngũ cốc |
6. Xử lí bằng u rê 4% | G. Các loại hạt đậu, đỗ |
Trả lời:
1 – D
2 – C
3 – B
4 – E
5 – G
6 – A
d) Đọc thông tin và quan sát hình 5 dưới đây
e) Liên hệ với nội dung vừa đọc và quan sát ở trên, thực hiện các nhiệm vụ:
Câu 1 (Trang 61 Công nghệ 7 VNEN). Đánh dấu x vào cột phương pháp dự trữ thích hợp cho các loại thức ăn ở bảng sau:
Trả lời:
STT | Loại thức ăn | Làm khô | Ủ xanh |
---|---|---|---|
1 | Rơm, cỏ khô | X | |
2 | Các loại hạt ( ngô, thóc, đậu đỗ,…) | X | |
3 | Các loại củ (khoai sắn) | X | |
4 | Thức ăn xanh | X |
Câu 2 (Trang 61 Công nghệ 7 VNEN). Dựa theo hình 5, hãy mô tả phương pháp làm khô và ủ xanh để dự trữ thức ăn, ghi kết quả theo mẫu sau
Trả lời:
Phương pháp | Nguyên liệu | Cách làm |
---|---|---|
Làm khô |
Rơm, cỏ tươi |
Cỏ tươi đem phơi dưới ánh nắng mặt trời thành cỏ khô Cây lúa sau khi thu hoạch về, dùng máy tuốt lấy hạt, thân cây đem đi phơi dưới ánh nắng mặt trời thành rơm khô |
Hạt ngô, thóc, đậu đỗ |
Ngô thóc, đậu đỗ sau khi thu hoạch đem phơi dưới ánh nắng mặt trời |
|
Các loại củ khoai sắn |
Sau khi thu hoach, thái lát, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy thành khoai sắn khô |
|
Ủ xanh |
Thức ăn xanh |
Cắt nhỏ, phơi nắng, trộn đều cỏ đã phơi khô với cám gạo tùy theo tỉ lệ, cho vào hầm ủ xanh rồi rắc 1 nắm muối và 1 nắm cám gạo (phần cám gạo còn lại) lên trên bề mặt mỗi lớp, nén chặt xuống, sau 2-3 tuần là dùng được |
3. Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
Trả lời câu hỏi (Trang 62 Công nghệ 7 VNEN)
a) Nối tên phương pháp sản xuất với nhóm thức ăn cho phù hợp:
b) Nêu những phương pháp sản xuất thức ăn vật nuôi ở địa phương mà em biết.
Trả lời:
a) Ta nối như sau:
Nhóm thức ăn | Phương pháp sản xuất |
---|---|
Thức ăn giàu năng lượng | Trồng các loại cây ngũ cốc, khoai, sắn. |
Thức ăn giàu khoáng | Nung vỏ ốc và vỏ hến, sấy vỏ trứng, nghiền thành bột |
Thức ăn giàu vitamin | Nuôi cấy vi sinh vật để sản xuất vitamin công nghiệp |
Trồng các loại rau cỏ, thả bèo. | |
Thức ăn giàu protein | Chế biến sản phẩm nghề cá, làm bột cá, bột đầu tôm |
Trồng nhiều cây đậu, đỗ các loại. |
b) Ở địa phương em có những phương pháp sản xuất thức ăn:
– Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn
– Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm
– Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu
– Nuôi tằm
– Nuôi giun đất
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1 (Trang 62 Công nghệ 7 VNEN). Cho biết phương pháp dự trữ phù hợp với các loại thức ăn sau: rơm, rạ, hạt ngũ cốc, hạt đậu đỗ, các loại củ khoai và củ sắn, cỏ voi, thân cây ngô, lá sắn.
Trả lời:
Các loại thức ăn | Phương pháp dự trữ |
---|---|
rơm rạ | phơi khô |
hạt ngũ cốc | nghiền nhỏ/ sấy/ phơi khô |
hạt đậu đỗ | sấy/ phơi khô |
các loại củ khoai và củ sắn | cắt nhỏ, sấy/ đem phơi khô |
cỏ voi | ủ xanh |
thân cây ngô | phơi khô |
lá sắn | ủ chua/ phơi khô |
Câu 2 (Trang 62 Công nghệ 7 VNEN). Sắp xếp các thức ăn sau vào vị trí phù hợp trong bảng dưới đây cho đúng phương pháp chế biến: hạt ngũ cốc, củ sắn, củ khoai lang, đậu tương, ngô, hạt, đậu mèo, bột sắn, bột ngô, rơm lúa, thân cây ngô, lá sắn, cám gạo,…
Trả lời:
Pương pháp chế biến | Loại thức ăn cần chế biến |
---|---|
Ủ xanh (ủ chua) | Lá sắn, thân cây ngô, củ sắn, củ khoai lang |
Nghiền nhỏ | Hạt ngũ cốc, ngô hạt, đậu tương |
Nấu chín | Đậu mèo |
Ủ men | Cám gạo, bột sắn, bột ngô, |
Kiềm hóa | Rơm lúa, thân lá ngô |
Câu 3 (Trang 62 Công nghệ 7 VNEN). Điền phương pháp chế biến, dự trữ phù hợp cho các loại thức ăn trong bảng sau
Trả lời:
Thức ăn | Phương pháp chế biến | Phương pháp dự trữ |
---|---|---|
Thức ăn hạt | Nghiền nhỏ | Làm khô |
Thức ăn củ, quả | Thái lát | Làm khô |
Thức ăn tinh bột | Ủ men rươu, đường hóa | Làm khô |
Thức ăn chứa nhiều chất xơ( rơm, cỏ khô) | Kiềm hóa/ xử lí bằng ure | Ủ xanh |
Thực ăn xanh( rau, cỏ tươi) | Cắt ngắn | Làm khô |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1 (Trang 64 Công nghệ 7 VNEN). Ngoài những phương pháp đã học, em còn biết phương pháp nào để dữ trữ thức ăn vật nuôi?
Trả lời:
– Trồng các loại thức ăn bổ sung: một số địa phương miền núi đã chủ động thực hiện việc chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt như cỏ voi, cỏ Ghi nê, VA06,… để trồng thâm canh nhằm có đủ nguồn thức ăn thô xanh.
– Ủ héo thức ăn xanh: tùy theo số lượng và độ ẩm hiện tại có thể ủ ngay hoặc phơi tái rồi ủ. Độ ẩm của cỏ trong khoảng từ 50% – 60%, dùng bao nylon cho cỏ vào từng lớp, nén chặt cho đến khi bao chứa đầy cỏ. Dùng dây buộc kín miệng bao lại rồi cho bao cỏ vào bao nylon thứ 2, buộc thật kín, sau đó đem để nơi nào tránh được chuột hay các côn trùng khác phá hoại.
2 (Trang 64 Công nghệ 7 VNEN). Tham khảo thêm qua mảng internet, sách báo,… tìm hiểu về những phương pháp chế biến, dự trữ và sản xuất thức ăn vật nuôi (kể cả hình ảnh minh hoạ)
Trả lời:
Công nghệ Thức Ăn Chăn Nuôi (TACN)
– Tiếp tục nghiên cứu công nghệ sản xuất các chất hỗ trợ cho quá trình biến dưỡng như enzyme: phytase, cellulase, protease… để giúp sử dụng hiệu quả TACN và giảm ô nhiễm môi trường.
– Tiếp tục nghiên cứu phân lập và sản xuất các vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa, từ đó làm cơ sở xây dựng các công trình phối hợp VSV này thành những chế phẩm probiotic phù hợp cho từng loài gia súc, từng giai đoạn sinh lý, từng vùng sinh thái…
– Nghiên cứu để sản xuất các hormone có lợi cho quá trình tiêu hóa như BST hay PST tái tổ hợp, xác định tỷ lệ, phương thức sử dụng trong TACN.
3 (Trang 64 Công nghệ 7 VNEN). Viết một đoạn văn mô tả phương pháp chế biến/dự trữ hoặc sản xuất thức ăn cho vật nuôi em mới tìm hiểu được và cho rằng có thể áp dụng ở nơi mình sống. Vận dụng hoặc phổ biến cho người thân vận dụng hoặc phổ biến cho người thân vận dụng trong thực tế chăn nuôi ở gia đình.
Trả lời:
Ứng dụng men vi sinh chế biến thức ăn chăn nuôi
Ở tỉnh Nghệ An, được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ, nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh về: “Ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi (trâu, bò, lợn) từ cây ngô trên địa bàn Nghệ An” đã xây dựng một số mô hình khảo nghiệm ở một số địa phương (điểm chính ở xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương). Thông qua các kết quả đạt được từ các mô hình, xin giới thiệu một vài phương pháp phối trộn thức ăn có hiệu quả trong chăn nuôi hiện nay như sau. Khai thác, sử dụng khoảng 70% nguyên liệu tại chỗ chế biến ủ men phối trộn với khoảng 30% thức ăn đậm đặc công nghiệp. Trong thực tế, hàng ngày, nhiều loại sản phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp sau thu hoạch nếu gặp thời tiết không thuận lợi, không phơi sấy được sẽ bị hỏng và là lãng phí rất lớn. Nhưng nếu thông qua công nghệ men vi sinh thì những nguyên liệu đó có thể đưa vào chế biến và bảo quản thì có thể sử dụng đến cả năm.