Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Hoạt động khởi động
Câu 1 (trang 44 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Kể tên những dụng cụ cầm tay dùng trong gia công cơ khí ?
Trả lời:
Những dụng cụ cầm tay dùng trong gia công cơ khí là: cờlê dẹt, cờlê tròng, mỏ lết, búa, kìm nguội, tua vít dẹt, kìm giữ…
Câu 2 (trang 44 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Kể tên những loại thước đo thường dùng trong gia công cơ khí ?
Trả lời:
Những loại thước đo thường dùng trong gia công cơ khí là: thước lá, thước cặp, thước vuông góc, thước đo góc vạn năng, thước cuộn…
Câu 3 (trang 44 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Để giữ cố định vật cần gia công, người ta thường sử dụng những dụng cụ nào ?
Trả lời:
Để giữ cố định vật cần gia công, người ta thường sử dụng những dụng cụ là: Êtô hoặc kìm giữ…
Câu 4 (trang 44 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Để giữ cố định vật cần gia công, người ta thường sử dụng những dụng cụ nào ?
Trả lời:
Để giữ cố định vật cần gia công, người ta thường sử dụng những dụng cụ là: Êtô hoặc kìm giữ…
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Một số khái niệm về cơ khí
Câu 1 (trang 46 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trong số các dụng cụ trên hình 8.1, dụng cụ nào thuộc loại tháo, lắp; dụng cụ nào thuộc loại kẹp chặt, dụng cụ nào có thể sử dụng được cả hai chức năng
Trả lời:
Trong các dụng cụ trên hình 8.1 ta thấy:
– Dụng cụ thuộc loại tháo, lắp gồm: cờ lê dẹt, cờ lê tròng, mỏ lết, tua vít dẹt
– Dụng cụ thuộc loại kẹp chặt: Kìm giữ và êtô
– Dụng cụ có thể dùng được cả hai chức năng là: Búa nguội, cờ lê dẹt + tròng, một số kiểu mũi đột.
Câu 2 (trang 46 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Hãy kể tên loại vật liệu chế tạo các dụng cụ nêu trong hình 8.1
Trả lời:
Loại vật liệu chế tạo các dụng cụ nêu trong hình 8.1 là: sắt, thép hợp kim, cao su…
Câu 3 (trang 46 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Hãy cho biết búa và mũi đột thường dùng để làm gì ?
Trả lời:
Búa và mũi đột thường dùng để:
– Búa dùng để tạo một lực đóng vào một mặt khác.
– Mũi đột dùng để lưu lại các vết đã vạch lên chi tiết bền vững.
Câu 4 (trang 46 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Mỏ lết có ưu điểm và hạn chế gì so với cờ lê ?
Trả lời:
Mỏ lết có ưu điểm và hạn chế so với cờ lê là:
– Ưu điểm: Có thể tháo, lắp được nhiều loại ốc vít có kích cỡ khác nhau
– Hạn chế: Nặng hơn, khó khăn trong việc tháo lắp các chi tiết có kích thước quá bé.
2. Dụng cụ đo
Câu 1 (trang 47 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Thước cặp có đo được các sản phẩm, chi tiết có kích thước lớn hơn chiều dài của nó hay không ?
Trả lời:
Thước cặp không đo được các sản phẩm, chi tiết có kích thước lớn hơn chiều dài của nó. Theo đó, thước cặp chỉ dùng để đo độ dài, độ rộng của chi tiết hình trụ, đo đường kính trong, đường kính ngoài của các chi tiết dạng lỗ.
Câu 2 (trang 47 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trong các compa đo trên hình 8.2 – d, compa nào là compa đo trong, compa nào là compa đo ngoài ?
Trả lời:
Trong các compa đo trên hình 8.2 – d, compa đo ngoài là compa thứ nhất và thứ ba, compa đo trong là compa thứ hai.
Câu 3 (trang 47 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Tại sao các dụng cụ đo nêu trên hình 8.2 thường làm bằng thép mà không làm bằng nhựa, bằng gỗ ?
Trả lời:
Các dụng cụ đo nêu trên hình 8.2 thường làm bằng thép mà không làm bằng nhựa, bằng gỗ vì làm bằng thép có độ bền chắc chắn, khó gãy, khó bị mục nát hoặc biến đổi do thời tiết, nhiệt độ…
3. Dụng cụ gia công
Câu 1 (trang 49 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Mô tả cấu tạo của bốn loại dụng cụ gia công nguội thông thường
Trả lời:
Cấu tạo của bốn loại dụng cụ gia công nguội thông thường là:
– Búa: Cán búa bằng gỗ, đầu búa bằng thép
– Cưa: Khung và lưỡi cưa làm bằng thép, tay cầm làm bằng gỗ
– Đục: Làm bằng thép, một đầu tròn một đầu dẹt
– Dũa: Lưỡi dũa bằng thép taro hai mặt, cán dũa làm bằng gỗ
Câu 2 (trang 49 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Tại sao răng của lưỡi cưa sắt thường rất nhỏ so với lưỡi cưa gỗ ?
Trả lời:
Răng của lưỡi cưa sắt thường rất nhỏ so với lưỡi cưa gỗ vì sắt cứng, nên muốn cưa được sắt cần phải cưa để nó ăn sâu từ từ, điều đó đòi hỏi răng cửa phải nhỏ. Nếu răng cưa lớn và thưa thì khi cưa sắt răng cưa sẽ bị méo mó hoặc gãy.
Câu 3 (trang 49 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Tên của các loại dũa được gọi theo cơ sở nào?
Trả lời:
Tên các loại dũa được gọi theo cơ sở là: dũa tròn, dũa dẹt, dũa bán nguyệt, dũa tam giác…
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1 (trang 49 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Nêu khái quát nhiệm vụ của ba nhóm dụng cụ: tháo, lắp và kẹp chặt, đo và dụng cụ gia công.
Trả lời:
Khái quát nhiệm vụ của ba nhóm dụng cụ: tháo, lắp và kẹp chặt, đo và dụng cụ gia công:
– Dụng cụ tháo, lắp, kẹp chặt có nhiệm vụ tháo, lắp các chi tiết của máy cơ khí, giúp làm chặt các chi tiết thành một khối thống nhất và hoàn chỉnh, không bị rơi rã.
– Dụng cụ đo có nhiệm vụ đo các kích thước của máy cơ khí như chiều dài, chiều rộng, đường kính trong, đường kính ngoài để có những thông số chính xác nhất.
– Dụng cụ gia công có nhiệm vụ làm cho các chi tiết vừa vặn, nhẵn bóng hơn, đẹp hơn và ăn khớp với các chi tiết khác trong cấu trúc máy…
Câu 2 (trang 49 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Nêu cách sử dụng mỏ lết.
Trả lời:
Cách sử dụng mỏ lết là: Mỏ lết thường với cấu tạo 1 ngàm cố định và 1 ngàm di động sẽ giúp bạn vặn các bu lông, đai ốc với nhiều kích cỡ khác nhau.
Khi sử dụng mỏ lết thường bạn chỉ cần xoay con ốc điều chỉnh cỡ ngàm trên thân mỏ lết để 2 ngàm của mỏ lết tiếp xúc chặt với đai ốc và vặn hoặc siết theo đúng chiều xoay. Nên sử dụng lực kéo về phía cơ thể một cách dễ dàng và an toàn hơn.
Câu 3 (trang 49 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Kìm giữ và kìm nguội có điểm gì khác nhau cơ bản.
Trả lời:
Kìm giữ và kìm nguội có điểm khác nhau cơ bản là:
– Kìm giữ: dùng để giữ chặt chi tiết để tháo lắp một cách dễ dàng
– Kìm nguội: dùng để cắt, tuốt, bấm……
D. Hoạt động vận dụng
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1 (trang 49 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Kể tên những loại dụng cụ cơ khí dùng trong sản xuất cơ khí ở gia đình, ở địa phương.
Trả lời:
Những loại dụng cụ cơ khí dùng trong sản xuất cơ khí ở gia đình, địa phương em là: búa, dũa, kìm, mỏ lết cờ lê tròng, cưa, thước cuộn, thước cặp, máy mài, tua vít…
Câu 2 (trang 49 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Nêu những điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gia công cơ khí trong sản xuất, sinh hoạt gia đình ?
Trả lời:
Những điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gia công cơ khí trong sản xuất, sinh hoạt gia đình là:
– Kiểm tra chất lượng dụng cụ trước khi dùng
– Đeo găng tay và các thiết bị bảo hộ cần thiết khi sử dụng dụng cụ gia công cơ khí
– Nắm rõ cách sử dụng của dụng cụ trước khi dùng
– Trong quá trình làm phải tập trung, tránh hiện tượng các dụng cụ cắt, đập vào tay, chân….