Công nghệ 9: Trồng cây ăn quả

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

I – VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng phát triển nghề trồng cây ăn quả. Các loại cây ăn quả rất phong phú và đa dạng với nhiều giống cây trồng quý. Nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có từ lâu đời. Nhân dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, nghề trồng cây ăn quả đang góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

II – ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ

1. Đặc điểm của nghề:

a) Đối tượng lao động: là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

b) Nội dung lao động: bao gồm các công việc như nhân giống, làm đất, giao trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến….v

c) Dụng cụ lao động

d) Điều kiện lao động: Người trồng cây ăn quả thường xuyên làm việc ở ngoài trời nên chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu như: nắng, mưa, lạnh, gió; tiếp xúc với các hoá chất (phân hoá, thuốc trừ sâu…); tư thế làm việc luôn thay đổi theo từng công việc.

e) Sản phẩm: là những loại quả

2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động:

a) Phải có tri thức về khoa học, sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có những kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.

b) Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.

c) Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời. Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.

III – TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước, nghề trồng cây ăn quả ngày càng được khuyến khích phát triển để sản xuất ra nhiều hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2000 510 10,20 5,202
2005 620 11,60 7,068
2010 750 12,00 9,000

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, cần thực hiện tốt một số công việc sau:

1. Xây dựng và cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng thâm canh, chuyên canh, đẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến trái cây. Xây dựng vùng chuyên canh có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

2. Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như: trồng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt; sử dụng các phương pháp nhân giống mới; các chất điều hoà sinh trưởng; phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp sinh học; sử dụng phân vi sinh và áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM); áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến tiên tiến.

3. Xây dựng các chính sách phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện cán bộ kĩ thuật.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1137

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống