Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
I – GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ CHÔM CHÔM
Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới. Quả chôm chôm chứa nhiều đường, chất khoáng và các loại vitamin, nhất là vitamin C.
Quả chôm chôm dùng để ăn tươi, chế biến thành xiro hoặc đóng hộp.
II – ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
1. Đặc điểm thực vật
Cây chôm chôm có tán lá rộng.
Hoa chôm chôm có 3 loại: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Tỉ lệ các loại hoa trên một cây thay đổi tuỳ từng giống và mùa khác nhau. Chùm hoa mọc ở đầu cành.
2. Yêu cầu ngoại cảnh
a) Nhiệt độ: cây chôm chôm thích hợp với điều kiện nóng, ẩm. Nhiệt độ từ 200C – 300C.
b) Lượng mưa hàng năm khoảng 2000 mm/năm, phân phối đều trong năm
c) Ánh sáng: Cây chôm chôm rất cần ánh sáng. Vì vậy, những quả mọc ở ngoài tán khi chín có màu đỏ, đẹp hơn quả mọc ở trong tán cây.
d) Đất: Cây chôm chôm được trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt pha cát là thích hợp; tầng đất dày; nhiều chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ pH từ 4,5 – 6,5.
III – KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Một số giống chôm chôm phổ biến
Các giống chôm chôm trồng hiện nay gồm có: chôm chôm ta, chôm chôm ta, chôm chôm nhãn, chôm chôm Xiêm. . .
2. Nhân giống
Cây chôm chôm được nhân giống bằng hạt, chiết cành và ghép, trong đó ghép là phổ biến hơn cả.
– Chọn cành chiết từ 12 – 18 tháng tuổi. Khi ra rễ, cắt cành chiết đem giâm ở vườn ươm.
– Ghép cây: Gốc ghép có đường kính từ 1,2cm – 1,8cm là có thể ghép được. Mắt ghép chọn trên cành 1 năm tuổi trở lên. Các phương pháp ghép được áp dụng là ghép mắt theo kiểu chữ T, ghép cửa sổ. Thời gian ghép vào đầu mùa mưa.
3. Trồng cây
a) Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.
b) Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.
c) Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.
4. Chăm sóc
a) Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.
b) Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.
– Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.
– Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.
– Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.
c) Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.
d) Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.
e) Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…
IV – THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN
1. Thu hoạch
Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.
2. Bảo quản
Quả chôm chôm được bảo quản trong túi ni long ở nhiệt độ 100C có thể giữ được 10 đến 12 ngày mà chất lượng quả không thay đổi và không làm mất màu của vỏ.