Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
I – GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ VẢI
Cây vải là loại cây đặc sản của các tỉnh. Đồng bằng sông Hồng, có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại thu nhập đáng kể. Cùi vải chứa đường, vitamin B1, B2, PP, chất khoáng Ca, P, Fe…
II – ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
1. Đặc điểm thực vật
Cây vải được trồng bằng hạt, cành chiết hoặc ghép. Rễ cây vải trồng bằng cành chiết thường ăn nông, tập trung ở độ sâu từ 0 – 60cm và phát triển gấp từ 1,5 – 2 lần tán cây. Với các cây trồng bằng hạt, rễ ăn sâu đến 1,6m.
Trên cây có hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa đực và hoa cái không nở cùng một lúc. Khi ra hoa, gặp thời tiết ấm, nắng, khô, ít mây mù hoặc mưa phùn thì tỉ lệ đậu quả sẽ cao.
2. Yêu cầu ngoại cảnh
a) Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C. Trong năm (tháng 1, 2) cần có nhiệt độ thấp để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ thích cho việc ra hoa, thụ phấn, thụ tinh là 180C – 240C.
b) Lượng mưa tối thiểu trong năm là 1250mm. Độ ẩm không khí từ 80 – 90%, chịu được hạn nhưng chịu úng kém.
c) Ánh sáng: Nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa.
d) Đất: Cây vải có thể trồng trên đất phù sa, đất đồi… nhưng thích hợp là đất phù sa, có tầng đất dày, độ pH từ 6 – 6,5.
III – KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Một số giống vải
Hiên nay đang có 3 giống vải chính: vải chua, vải thiều và giống lai giữa vải chua và thiều. Trong ba giống trên thì giống vải thiều có chất lượng tốt hơn đang được phát triển mạnh.
2. Nhân giống cây
Phương pháp phổ biến là phương pháp chiết và ghép cành và ghép mắt.
a) Chiết cành: Ngoài kĩ thuật chung đã nêu ở trên, cần lưu ý một số điểm sau:
– Chọn cành chiết có đường kính từ 0,5 – 1,5cm, dài từ 40 – 60cm trên cây mẹ đã cho quả liên tục nhiều năm, phẩm chất tốt.
– Sau khi chiết từ 30 – 60 ngày, rễ chuyển sang màu vàng nâu thì cắt cành chiết rồi giẫm vào vườn ươm với khoảng cách 20cm x 20cm hoặc 30cm x 30cm. Tưới nước thường xuyên và làm giàn che nắng.
b) Ghép
Tạo gốc ghép bằng cách gieo hạt vải chua trong vườn ươm. Tiến hành chăm sóc đầy đủ cho cây phát triển, khi cây có đường kính 1cm thì bắt đầu ghép.
Có thể sử dụng các phương pháp để ghép vải như ghép áp, ghép đoan cành, ghép chè bên, ghép nêm, ghép mắt cửa sổ.
3. Trồng cây
a) Thời vụ
Thường trồng từ tháng 2 – 4 (vụ xuân), tháng 8 – 9 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc.
b) Khoảng cách trồng
Loại đất | Khoảng cách (m) | Mật độ (cây/ha) |
---|---|---|
Đất đồng bằng | 9 x 10; 10 x 10 | 100 – 110 |
Đất đồi | 7 x 8; 8 x 8 | 150 – 180 |
c) Đào hố bón phân lót: Tiến hành đào hố, bón phân lót trước khi trồng 1 tháng như đối với cây nhân.
Loại đất | Kích thước (cm) | Khối lượng phân bón (kg/hố) | |||
---|---|---|---|---|---|
Sâu | Rộng | Hữu cơ | Lân (P) | Kali (K) | |
Đất đồng bằng | 40 | 80 | 20 – 30 | 0.5 | 0.5 |
Đất đồi | 60 – 80 | 100 | 30 – 40 | 0.6 | 0.6 |
4. Chăm sóc
a) Làm cỏ, vun xới kết hợp trồng cây xen với các cây họ Đậu.
b) Bón phân thúc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vào thời kì xuất hiện mầm hoa, có quả non và sau khi thu hoạch.
c) Tưới nước thường xuyên cho cây phát triển. Trước khi cây ra hoa, hạn chế tưới nước để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa.
d) Tạo hình sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành nhỏ.
e) Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ các loại sâu, bệnh phá hại vải giống như ở cây nhãn.
IV – THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN
1. Thu hoạch: Khi vỏ màu xanh vàng chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được.
Bẻ từng chùm quả, không kèm theo lá vì khoảng cách giữa, các cành quả với phần lá dưới cành quả có các mầm ngủ
2. Bảo quản: Quả được hái xuống để nơi râm mát sau đó cho vào sọt, hộp cát tông rồi đem ngay đến nơi tiêu thụ.
3. Chế biến: Tiến hành sấy vải bằng lò sấy với nhiệt độ 500 – 600C.