Giải Bài Tập Sách Giáo Khoa Gdcd Lớp 7 (Ngắn Gọn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 1 trang 4 ngắn nhất:

a) Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên?

Trả lời:

– Bác thân mật giản dị như một người cha hiền về với đàn con: cười đôn hậu, vẫy chào đồng bào, giọng nói thì ấm áp, gần gũi. Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người: “Tôi nói mọi người có nghe rõ không?”

– Trái ngược với vẻ hào quang của một vị Chủ tịch, Bác mặc bộ ka – ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao sụ bình dị.

b) Theo em, trang phục, tác phong và lời nói của Bác đã có tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta? Em hãy tìm thêm những ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ.

Trả lời:

   Sự giản dị qua trang phục, tác phong và lời nói của Bác tác động rất nhiều đến tình cảm của nhân dân. Qua sự giản dị đó Bác đã xóa tan khoảng cách giữa Chủ tịch nước với công dân. Bác mang lại cảm giác như là một người Cha già, chứ không phải một người xa hoa, quyền quý.

   Ví dụ nói về sự giản dị khác của Bác Hồ:

– Bữa ăn thanh đạm, giản dị (cà pháo, rau ruộc, cháo bẹ, rau măng)

– Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.

– Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

– Giản dị trong lời nói, bài viết.

c) Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống ? Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

   Không xa hoa lãng phí (ăn vừa đủ, không nấu nhiều món), không phô trương.

– Không cầu kì kiểu cách (Bác mặc phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước).

– Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương.

– Thẳng thắn, chân thật, chan hoà, vui vẻ, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

d) Sống giản dị có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta?

Trả lời:

   Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi người nên có. Đó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ.

Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 1 trang 5, 6 ngắn nhất:

a) Trong các tranh sau đây, theo em, bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? Vì sao?

Trả lời:

– Bức tranh thể hiện đức tính giản dị của học sinh khi đến trường là bức tranh 3. Bởi vì, bức tranh này thể hiện nét mặt tươi vui của các bạn khi đến trường. Với tư thế trang nghiêm, trang phục lịch sự, các bạn mặc đồng phục, đeo khăn quàng, đi dép quai hậu, đúng trang phục học sinh.

– Các bức tranh còn lại không thể hiện tính giản dị. Trái lại, còn thể hiện sự thiếu tôn trọng thầy cô, quy định của trường học. Đó là sự vội vàng, tô son lòe loẹt, mặc áo phông, đeo kính râm…

b) Trong các biểu hiện sau đây, theo em, biểu hiện nào nói lên tính giản dị?

Trả lời:

– Biểu hiện nói lên tính giản dị là: (2), (5)

c) Tìm thêm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

Trả lời:

– Biểu hiện của tính giản dị:

   + Bạn Lan luôn mặc đồng phục khi đến trường.

   + Sau khi phơi đồ xong, bạn Hoa gấp gọn gàng quần áo bỏ vào tủ.

   + Bạn Hùng luôn cởi mở, vui vẻ khi giúp đỡ các bạn.

   + Bạn Hường luôn buộc tóc gọn gàng.

– Biểu hiện không giản dị:

   + Bạn Hoa hay ăn mặc lòe loạt, tô son, nhuộm tóc.

   + Hùng hay xin tiền bố mẹ đi chơi game, ăn vặt.

   + Bạn Lan đòi mẹ mua bánh sinh nhật thật to và mua quần áo đắt tiền.

d) Tìm tấm gương sống giản dị của những người xung quanh em.

Trả lời:

– Các em liên hệ bạn bè, thầy cô hay người thân về lối sống giản dị, được mọi người yêu quý và tôn trọng.

đ) Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?

Trả lời:

– Biết giữ gìn quần áo, sách vở. Gấp gọn quần áo khi không sử dụng, giữa gìn sách không để nhăn nheo hay có vết bẩn.

– Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh gia đình, không khoe khoang, phô trương.

– Sống hòa đồng với bạn bè, không nên đố kị, ghen ghét, đua đòi.

– Tôn trọng và chấp hành nội qui của nhà trường, không vẽ bậy, phá hoại của công

e) Em hãy sưu tầm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị.

Trả lời:

   “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ

   Tự kiêu một chút cũng là thừa”

   “Làm khi lành để dành khi đau”

   “Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”

   “Buôn tàu bán bè chẳng bằng ăn dè hà tiện”

   “Ăn phải dành, có phải kiệm”

   “Ở đời tham của thì thua. Của ăn thì hết, mà cái phỗng thờ vua hãy còn”

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 917

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống