Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Trả lời Gợi ý GDCD 7 Bài 8 trang 24 ngắn nhất:
a) Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào ? Về sau có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó?
Trả lời:
– Thái độ lúc đầu của Khôi: Đứng dậy nói to: “Thưa cô, chữ cô viết khó đọc quá!”
– Về sau đã có sự thay đổi: Khôi rơm rớm nước mắt, cảm thấy hối hận và xin cô tha lỗi.
– Có sự thay đổi đó là do: Khôi chứng kiến cảnh cô giáo Vân mải mê nắn nót tập viết. Khi chứng kiến cảnh cô đau và ngồi sụp xuống, và được biết nguyên nhân sâu xa là do mảnh đạn còn sót lại trong tay cô.
b) Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi.
Trả lời:
– Việc làm của cô Vân thể hiện tôn trọng học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh. Cô biết khoan dung và tha thứ. Mặc dù Khôi không biết chuyện của cô, nhưng cô vẫn tôn trọng ý kiến của Khôi, xin lỗi Khôi và cả lớp.
– Cô giáo Vân kiên trì, chịu khó, cô là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng.
c) Em rút ra bài học gì qua truyện đọc trên?
Trả lời:
– Cần biết khoan dung, tha thứ cho thiếu sót của người khác.
– Không vì ích kỉ cá nhân mà làm tổn thương đến người khác.
– Khi đánh giá người khác không nên vội vàng, hấp tấp.
d) Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì?
Trả lời:
– Tôn trọng và thông cảm với người khác (kể cả với kẻ thù).
– Biết tha thứ cho người khác, giúp người khác nhận ra khuyết điểm, sai lầm.
– Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
– Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.
Trả lời Câu hỏi GDCD 7 Bài 8 trang 25, 26 ngắn nhất:
a) Hãy kể lại một việc làm thể hiện lòng khoan dung của em, của bạn em hoặc của người lớn mà em biết.
Trả lời:
Trong một lần lớp đi chơi dã ngoại, nhưng em không đi được do mẹ đang ốm, bố đi làm xa, em gái không ai trông nom. Nên em không thể đi với lớp được. Hạnh dù biết hoàn cảnh em như vậy nhưng vẫn cố tình nói với các bạn rằng em tiếc tiền và không muốn chơi với các bạn trong lớp. Từ sau hôm đó, một số bạn xa lánh và không còn chơi với em. Sau đó mấy hôm, trong một lần Hạnh đang chơi trò nhảy dây thì bị ngã, em liên chạy vội lại cõng bạn lên phòng y tế băng bó, Hạnh cảm ơn và ân hận về hành động của mình. Trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, Hạnh đã xin phép cô giáo đứng dậy xin lỗi em và nói rõ sự thật để các bạn không còn hiểu lầm em nữa. Em tha lỗi cho bạn và mọingười lại chơi vui vẻ với nhau.
b) Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? Vì sao?
(1) Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn;
(2) Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn;
(3) Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ;
(4) Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý;
(5) Ồn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm;
(6) Hay chê bai người khác;
(7) Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người;
(8) Hay trả đũa người khác;
(9) Đổ lỗi cho người khác.
Trả lời:
Theo em, những quan điểm thể hiện lòng khoan dung là: (1), (3), (5), (7). Bởi vì: những quan điểm này thể hiện sự bao dung, biết tha thứ cho người khác; biết nhường nhịn, không cậy quyền; giúp đỡ mọi người để họ nhận ra khuyết điểm của mình, biết lắng nghe để thấu hiểu, chia sẻ.
c) Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan.
Trả lời:
Thái độ của Lan thể hiện sự thù ghét, muốn trả thù. Vì Lan cho rằng Hằng cố tình làm mình bị dây mực. Đây là hành động thô lỗ cần bị chê trách.
d) Tan học, Trung vừa lấy được xe đạp ra và lên xe chuẩn bị đi thì một bạn gái đi xe đạp không hiểu vì sao xô vào Trung làm Trung bị ngã, xe đổ, cặp sách của Trung văng ra, chiếc áo trắng vấy bẩn. Nếu em là Trung, trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu là Trung, em sẽ đứng dậy, nhẹ nhàng hỏi thăm xem bạn nữ có bị xây xát gì không. Sau khi hỏi han, em sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc bạn nữ xô vào em.
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân, em sẽ rộng lòng tha thứ cho bạn nữ (dù bạn cố tình hay vô ý). Giúp bạn hiểu ra lỗi lầm, cần phải đi lại cẩn thận hơn, hay khuyên bạn không nên làm như vậy (nếu bạn nữ cố tình)
đ) Hãy nêu một vài tình huống mà em có thể gặp (ở trường, ở nhà, ở ngoài đường, ở nơi công cộng) đòi hỏi có lòng khoan dung và nêu cách ứng xử của mình. Ví dụ : Giữa em và bạn em hiểu lầm nhau và giận nhau.
Trả lời:
Một lần Hường phát hiện ra Hoa ăn trộm tiền của mình để mua kẹo nên Hường giận Hoa lắm. Hường đã kêu gọi mọi người trong lớp tẩy chay Hoa. Hoa rất hối hận và xin lỗi Hường nhưng Hường đã không đồng ý.
Trong trường hợp này, nếu là em thì em sẽ tha lỗi cho Hoa và khuyên Hoa không nên làm như vậy, vì đó là việc làm không tốt. Em sẽ tha lỗi cho Hoa và cũng bảo mọi người trong lớp chơi với Hoa. Để mọi người cùng xây dựng tình bạn trong sáng, tốt đẹp.