Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Trả lời Gợi ý Giáo dục công dân 8 Bài 15 trang 42:
a) Em nghĩ gì khi đọc những thông tin trên ?
Trả lời:
Hậu quả nặng nề về tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại.
b) Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào ?
Trả lời:
– Số người bị thương là 474 người trong đó có 25 người chết và 449 người bị thương.
– Thiệt hại về tài sản quá các vụ cháy là 902.910 triệu đồng.
– Gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong. Đến năm 2000 có 930 người ngộ độc và hai người tử vong.
c) Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó ?
Trả lời:
– Cần thực hiện nghiêm túc quy định về sử dụng chất cháy nổ.
– Cần nghiêm túc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng chất cháy nổ, thực phẩm bẩn…
d) Em biết những quy định, những điều luật nào của nước ta về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?
– Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/7/2003.
– Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
– Người sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng.
đ) Những quy định đó được đặt ra để làm gì ?
Những quy định đó đặt ra để đảm bảo an toàn cho công dân. Tránh được những hậu quả, nghiêm cấm và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, cháy nổ và các chất độc hại.
Bài 1 trang 43 Giáo dục công dân 8: Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người ?
a) Bom, mìn, đạn pháo ;
b) Lương thực, thực phẩm ;
c) Thuốc nổ ;
d) Xăng dầu ;
đ) Súng săn ;
e) Súng các loại ;
g) Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu ;
h) Các chất phóng xạ ;
i) Chất độc màu da cam ;
k) Kim loại thường ;
l) Thuỷ ngân.
Trả lời:
Theo em, chất và loại có thể gây nguy hiểm cho con người là: a, c, đ, e, g, h, i, l.
Bài 2 trang 43 Giáo dục công dân 8: Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra nếu :
a) Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;
b) Chở thuốc pháo, thuốc nổ,… trên ô tô ;
c) Được tự do tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại.
Trả lời:
a) Nguy hiểm sẽ xảy ra và không lường trước được, không đảm bảo an toàn sử dụng vũ khí, dễ bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích cá nhân.
b) Trong trường hợp này, quá trình va trạm dễ xảy ra cháy nổ, nguy hiểm cho người lái xe và những người đi đường.
c) Điều này, sẽ làm cho tình trạng buôn bán trái phép chất cháy nổ. Gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của mọi người, xã hội sẽ bất ổn.
Bài 3 trang 44 Giáo dục công dân 8: Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại :
a) Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ ;
b) Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ;
c) Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm ;
d) Đốt rừng trái phép ;
đ) Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn ;
e) Cho người khác mượn vũ khí ;
g) Báo cháy giả.
Trả lời:
Hành vi, việc làm vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là: a, b,d, e, g.
Bài 4 trang 44 Giáo dục công dân 8: Em sẽ làm gì khi thấy :
a) Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi, nghịch, các vật lạ, các chất nguy hiểm ?
b) Có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc nổ ?
c) Có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng, dầu ?
d) Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại?
Trả lời:
a) Em sẽ giải thích cho họ hiểu sự nguy hiểm và khuyên họ dừng lại.
b) Em sẽ ngăn cản họ và báo cho cơ quan công an để giải quyết.
c) Em sẽ ngăn cản và khuyên họ dừng lại không được tiếp tục.
d) Em sẽ báo ngay cho công an để họ đến giải quyết.
Bài 5 trang 44 Giáo dục công dân 8: Em biết gì về tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở địa phương mình ?
Trả lời:
– Địa phương em đã tổ chức các buổi tập huấn, tập được về phòng cháy, chữa cháy.
– Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Tuần tra, giám sát về sử dụng kháng sinh, các loại thực phẩm chức năng.
– Mọi gia đình đều sử dụng ga an toàn, có thiết bị chống nổ…