Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1 trang 13 Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 10: Hãy nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
Nước Văn Lang ra đời – mở ra lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên là cuộc KC chống Tần (214 – 208 TCN) và KC chống Triệu (184 – 179 TCN).
2. Cuộc đấu tranh giành độc lập (TKI- TKX)
Dưới ách đô hộ của PK phương Bắc, nhân dân ta đã kiên cường, bất khuất đấu tranh giành độc lập. Với chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), nước ta đã giành lại được độc lập.
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TKX – XIX)
Đất nước độc lập, trải qua nhiều triều đại PK. Thời Lý, Trần và Lê Sơ, nước ta là quốc gia cường thịnh ở Châu Á – thời kỳ văn minh Đại Việt. Tuy vậy, nhân dân ta đã phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh giữ nước
4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa nữa phong kiến (TK XIX- 1945)
Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, phong trào kháng chiến sôi nổi và bền bỉ của nhân dân ta diễn ra khắp nơi. Khi có Đảng CSVN lãnh đạo, đấu tranh của nhân dân ta đã giành thắng lợi bằng Cách mạng tháng Tám năm 1945.
5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954)
Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2. Ta thực hiện mọi biện pháp để chiến tranh không xảy ra, nhưng Pháp rất ngoan cố. Ta đã đánh bại nhiều cuộc hành binh lớn của quân Pháp và với chiến thắng ĐBP đã kết thúc cuộc KC chống Pháp.
6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975)
Mĩ thay Pháp xâm lược Việt Nam, ta kiên trì thực hiện Hiệp định Giơnevơ nhưng Mĩ rất hiếu chiến. Ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công, nổi dậy mùa Xuân 1975, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
câu 2
Câu 2 trang 13 Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 10: Nêu truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước
– Do ở vị trí chiến lược trọng yếu và có tài nguyên phong phú nên từ Dựng nước[xưa đến nay trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta
– Thời nào cũng vậy, nhân dân ta cũng luôn nêu cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc ngay từ thời bình. Trong chiến tranh vừa chiến đấu, vừa sản xuất và sẳn sàng đối phó với kẻ thù.
2. Truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều.
Trong lịch sử kẻ thù của nước ta thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần.
Vì thế, lấy nhỏ đánh lớn lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh của toàn dân đã trở thành truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta
3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện
– Để đánh thắng giặc, nhân dân ta đã đoàn kết tạo thành nguồn sức mạnh to lớn .
– Nhân dân ta sớm nhận thức đất nước là tài sán chung, nước mất thì nhà tan. Vì thế, các thế hệ người dân đã không sợ hi sinh, liên tục đứng lên đánh giặc.
4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo
– Ông cha ta có nhiều cách đánh giặc độc đáo như: Tiên phát chế nhân (Lý Thường Kiệt), chế ngự sức mạnh của địch và phản công khi chúng suy yếu (Trần Quốc Tuấn), đánh lâu dài (Lê Lợi), đánh thần tốc(Quang Trung)
– Thời kỳ chống Pháp và Mỹ ta đánh địch bằng mọi phương tiện và kết hợp nhiều hình thức. Nghệ thuật quân sự của ta là tạo hình thái chiến tranh cài răng lược
5. Truyền thống đoàn kết quốc tế
– Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn có sự đoàn kết với các nước khác.
6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam
– Từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
– Trong giai đoạn hiên nay, để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng đất nước giàu mạnh đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng.
câu 3
Câu 3 trang 13 Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 10: Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời:
Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng dân tộc. Nên học sinh cũng cần phải có những việc làm thể hiện sự giữ gìn dân tộc:
– Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.
– Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau
– Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.
– Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.
– Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
– Làm theo lời Bác: 5 điều bác hồ dạy…