Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Thực hiện các hoạt động
a) Lấy các dụng cụ sau: 4 chai có hình dạng giống nhau; trong đó, một chai chứa nước sạch, một chai chứa đường, một chai chứa muối, một chai rỗng.
b) Quan sát và thảo luận
Quan sát từng chai nêu trên và mô tả đặc điểm các vật có trong 4 chai đó. Thảo luận và viết kết quả quan sát được vào vở.
c) Chia sẻ kết quả của nhóm với các nhóm khác
Trả lời:
Thực hành trên lớp học.
2. Làm thí nghiệm xác định trong chai rỗng chứa gì?
a. Chuẩn bị dụng cụ: 1 chậu chứa nước, 1 chai rỗng
b. Cách tiến hành: Nhúng chìm một chai rỗng có đậy nút kín vào trong nước. Khi mở nút chai ra, em nhìn thấy gì nổi trên mặt nước. Vậy bên trong chai rỗng đó chứa gì?
Trả lời:
Khi ta nhúng chìm một chai rỗng có đậy nút kín vào trong nước. Khi mở nút chai ra, em nhìn thấy những bong bóng nhỏ li ti nổi lên trên mặt nước.
=> Như vậy, trong chai rỗng có không khí.
3. Chơi trò chơi “bắt giữ không khí”
a) Lấy một túi nilong to, 1 dây buộc chặt
b) Tìm cách lấy không khí ở góc lớp, hành lang hay ngoài sân vào đầy túi nilong
c) Nhóm nào thực hiện xong trước là thắng cuộc
d) Trò chơi “Bắt giữ không khí” giúp em nhận ra điều gì?
e) Hãy viết câu trả lời vào vở
Trả lời:
a) b) c) Thực hành trên lớp học.
d) Trò chơi “Bắt giữ không khí” giúp em nhận ra rằng không khí có ở xung quanh chúng ta.
4. Chơi trò chơi “thổi bóng”
a. Lấy các quả bóng bay có hình dạng khác nhau và các dây chun để buộc bóng
b. Thổi cho bóng căng phồng vừa đủ nhìn rõ hình dạng của quả bóng
c. Nhận xét hình dạng của các quả bóng sau khi chứa đầy không khí. Từ đó, em rút ra kết luận gì?
Trả lời:
Sau khi thổi các quả bóng chứa đầy không khí, em chỉ thấy hình dạng của các quả bóng càng rõ rệt hơn.
Như vậy ta rút ra nhận xét: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó.
5. Thực hành
– Lấy một chiếc bơm tiêm, đầu dưới đã được bịt kín
– Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm, điều gì sẽ xảy ra với không khí có trong vỏ bơm tiêm?
– Khi thả tay ra, không khí có trong vỏ bơm tiêm sẽ ở trạng thái nào?
Trả lời:
Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm, không khí trong vỏ bơm tiêm sẽ bị nén lại nên càng đẩy thân bơm vào sâu thì càng nặng và khó đẩy hơn.
Khi thả tay ra, không khí trong vỏ bơm tiêm sẽ ở trạng thái khí.
6. Đọc và trả lời
a) Đọc và trả lời:
Xung quang mọi vật và các chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của vật chứa nó
Không khí có thể bị nén hoặc giãn ra
Bầu không khí bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển. Khí quyển được ví như “tấm chăn” giữ cho Trái Đất “ấm áp” và như một “hàng rào” bảo vệ Trái Đất khỏi những tia sáng có hại từ mặt trời.
b) Trả lời câu hỏi:
– Không khí có ở đâu?
– Không khí có những tính chất gì?
– Bầu không khí bao quanh trái đất được gọi là gì? Nó có vai trò gì đối với trái đất?
Trả lời:
– Không khí có xung quanh mọi vật và các chỗ trỗng bên trong các vật.
– Không khí có các tính chất: trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
– Bầu không khí bao quanh trái đất được gọi là khí quyển. Nó có vai trò làm cho trái đất ấm áp và là hàng rào bảo vệ trái đất khoit những ánh sáng có hại từ mặt trời.
B. Hoạt động thực hành
1. Liên hệ thực tế
a. Nêu ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống
b. Mùi thơm (hay mùi khó chịu) mà ta ngửi thấy trong không khí có phải là mùi của không khí không? Nêu ví dụ?
Trả lời:
a. Ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống là: Sử dụng không khí để bơm lốp xe để có thể di chuyển
b. Mùi thơm (hay mùi khó chịu) mà ta ngửi thấy trong không khí không phải là mùi của không khí vì không khí không có mùi. Đó chỉ là mùi của đồ vật, cây lá, hoa quả hay con vật … nào đó mà thôi.
2. Làm bài tập
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Việc làm nào dưới đây ứng dụng tính chất không khí có thể nén lại hoặc dãn ra?
A. Quạt mát
B. Bơm xe đạp
C. Rót nước vào chai để đẩy không khí ra ngoài
b. Người vá săm xe đạp thường làm cách nào để phát hiện chỗ săm bị thủng nhỏ?
A. Thái van a và đổ nước vào đẩy săn, xem nước chảy ra ở đâu
B. Bơm căng săm rồi lần lượt nhúng từng đoạn săm vào chậu nước, tìm xem chỗ nào có sủi bọt lên chứng tỏ săm bị thủng ở đó.
C. Làm cả hai cách trên
Trả lời:
a. Việc làm nào dưới đây ứng dụng tính chất không khí có thể nén lại hoặc dãn ra?
Đáp án: A. Quạt mát và B. Bơm xe đạp
b. Người vá săm xe đạp thường làm cách nào để phát hiện chỗ săm bị thủng nhỏ?
Đáp án: B. Bơm căng săm rồi lần lượt nhúng từng đoạn săm vào chậu nước, tìm xem chỗ nào có sủi bọt lên chứng tỏ săm bị thủng ở đó.
C. Hoạt động ứng dụng
Em cùng người thân ứng dụng tính chất của không khí để chống nóng, bơm xe, thổi bóng, …