Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Trao đổi về vai trò âm thanh trong cuộc sống
Trong cuộc sống chúng ta sử dụng âm thanh để làm gì?
Trả lời:
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng âm thanh để:
– Thưởng thức âm nhạc, các hoạt động giải trí
– Trò chuyện, trao đổi qua lại lẫn nhau với mọi người
– Để trao đổi thông tin, kiến thức cho nhau
– Để tránh tai nạn giao thông….
2. Thảo luận
Hãy nói về lợi ích của việc ghi lại được âm thanh
Trả lời:
– Việc ghi lại âm thanh giúp cho chúng ta có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước.
– Việc ghi lại âm thanh còn giúp cho chúng ta không phải nói đi nói lại nhiều lần một điều gì đó.
3. Quan sát và trả lời:
Quan sát các hình từ 6 đến 8. Trong mỗi hình, tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?
Trả lời:
– Hình 6: Tiếng ồn có thể phát ra từ: khu vực chợ, tiếng xe ô tô đi trên đường, tiếng đoàn tàu đang chạy trên cầu hoặc tiếng loa thùng của một cửa hàng…
– Hình 7: Tiếng ồn có thể phát ra từ chú chó đang sủa
– Hình 8: Tiếng ôn có thể phát ra từ nhà máy xẻ gỗ.
4. Thảo luận
– Tiếng ồn có ảnh hường gì đến sức khỏe của con người?
– Ở nhà và ở trường, em thường thấy có những tiếng ồn gì? Chúng em có thể làm gì để góp phần hạn chế tiếng ồn cho bản thân và những gười khác?
Trả lời:
– Tiếng ồn rất có hại cho sức khỏe con người, nó làm cho chúng ta: đau đầu, mất ngủ, không tập trung, suy nhược thần kinh và ảnh hưởng đến tai.
– Ở nhà em thường thấy có những tiếng ồn: tiếng chó sủa, tiếng xe cộ chạy ngoài đường, tiếng dàn máy mở to, tiếng trao đổi mua bán ở chợ….
– Ở trường em thường thấy có những tiếng ồn: tiếng cười đùa nói chuyện lớn, tiếng máy móc của các công trình đang thi công gần trường….
– Để góp phần hạn chế tiếng ồn cho bản thân và những người khác, chúng em có thể:
+ Hạn chế gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến người khác.
+ Nên đi nhẹ, nói khẽ những nơi cần yên lặng như thư viện, bệnh viện, ….
+ Đồng thời nên sử dụng một số vật ngăn cách để làm giảm tiếng ồn đến tai, bảo vệ đôi tai của mình khỏe mạnh.
5. Đọc, trả lời và viết
a) Đọc nội dung sau:
Âm thanh rất cần cho cuộc sống của con người. Nhờ có âm thanh con người có thể nói chuyễn được với nhau, học tập, truyền tin, thưởng thức âm nhạc, tránh được tai nạn, …
Sức khoẻ con người sẽ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn (có thể mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai, …). Vì vậy, cần có những biện pháp hạn chế tiếng ồn. Dưới đây là một số biện pháp:
– Không gây tiếng ồn ở nơi mọi người cần được yên tĩnh
– Sử dụng các vật ngăn cản làm giảm tiếng ồn truyền đến tai.
b) Trả lời câu hỏi và viết vào vở:
– Âm thanh có vai trò gì đối với cuộc sống con người.
– Theo em, người ta sử dụng những biện pháp nào để hạn chế tiếng ồn?
Trả lời:
– Âm thanh có vai trò với cuộc sống con người là:
Âm thanh rất cần cho cuộc sống của con người. Nhờ có âm thanh con người có thể nói chuyễn được với nhau, học tập, truyền tin, thưởng thức âm nhạc, tránh được tai nạn, …
– Những biện pháp để tránh tiếng ồn là:
+ Không gây tiếng ồn ở nơi mọi người cần được yên tĩnh
+ Sử dụng các vật ngăn cản làm giảm tiếng ồn truyền đến tai.
B. Hoạt động thực hành
Câu 1 (Trang 8 sách VNEN khoa học 4 tập hai)
Khoanh vào chữ cái đầu câu đúng:
A. Cần thực hiện quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng
B. Có thể thoải mái gây tiếng ồn ở nhà như hò hét, mở nhạc to vào đêm khuya
C. Tiếng ồn chỉ làm cho chúng ta mất tập trung vào công việc đang làm chứ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
D. Các vật ngăn cách có thể làm giảm tiếng ồn
E. Nhà máy cần được xây dựng ở xa khu nhà dân để hạn chế tiếng ồn.
Trả lời:
Những câu đúng là:
A. Cần thực hiện quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng
D. Các vật ngăn cách có thể làm giảm tiếng ồn
E. Nhà máy cần được xây dựng ở xa khu nhà dân để hạn chế tiếng ồn.
Câu 2 (Trang 8 sách VNEN khoa học 4 tập hai)
Đóng vai xử lí tình huống:
Mỗi nhóm chọn một trong các tình huống dưới đây. Trao đồi trong nhóm về cách xử lí tình huống. Phân công các bạn đóng vai, thực hành đóng vai
– Tình huống 1: Giả sử, nhà hàng xóm của em thường xuyên mở nhạc rất to vào ban đêm. Em hãy trao đổi với người lớn nhà em về cách có thẻ làm hạn chế tiếng ồn từ hàng xóm.
– Tình huống 2: Giả sử, em đến chơi nhà một người bạn. Nhà bạn có người mệt đang nằm nghỉ. Ở phòng bên cạnh có mấy em bé đang nô đùa. Nếu em ở đó thì em sẽ nói với các bé điều gì?
Trả lời:
Tình huống 1: Em sẽ trao đổi với người lớn trong gia đình để bố mẹ có thể sang nhà hàng xóm góp ý nhẹ nhàng. Nếu hàng xóm vẫn mở nhạc lớn thì gia đình em sẽ phản ánh lên ban quản lí chung cư để nhờ ban quản lí chung cư giải quyết.
Tình huống 2: Lúc đó, em sẽ lại phân tích cho các em nhỏ là nếu ta bị ốm ta sẽ rất mệt và nếu bị người khác gây tiếng ồn sẽ làm ta mệt hơn và lâu khỏi bệnh hơn để các em hiểu. Rồi từ từ bảo các em ra khu vực khác chơi hoặc gợi ý một trò chơi khác im lặng hơn như vẽ tranh, tập làm toán …cho các bé chơi để người bị mệt có thể nghỉ ngơi tốt hơn.
C. Hoạt động ứng dụng
Câu 1 (Trang 9 sách VNEN khoa học 4 tập hai)
Với sự giúp đỡ của gia đình, tìm hiểu về tiếng ồn em thường nghe thấy ở nhà và xung quanh nhà em. Nêu cách làm để hạn chế những tiếng ồn đó. Viết vào vở kết quả tìm hiểu theo bảng sau:
Trả lời:
Trả lời:
Câu 2 (Trang 9 sách VNEN khoa học 4 tập hai)
Làm nhạc cụ: Đổ các lượng nước khác nhau vào một số chai thủy tinh (hoặc bát sứ). Gõ vào các chai (hoặc bát) để nghe âm thanh phát ra.
Trả lời:
Sau khi gõ vào các chai khác nhau thì ta sẽ thấy mỗi chai phát ra một âm thanh khác nhau. Từ đó tạo nên một bản nhạc có nhiều nốt trầm bổng khác nhau.