Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế và trả lời
a. Nói với bạn tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo thường được sử dụng hằng ngày
b. Những thức ăn đó có nguồn gốc từ động vật hay thực vật?
Trả lời:
a) Những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo thường được sử dụng hằng ngày
– Chứa đạm: đậu phụ, trứng, thịt, cá, tôm, cua, …
– Chứa béo: bánh ngọt, dầu, mỡ, lạc, vừng đen, bánh kem, khoai tây chiên, bánh rán…
b) Những thức ăn đó có nguồn gốc cả từ động vật lẫn thực vật.
2. Quan sát, đọc và trả lời
a. Quan sát và đọc thông tin trong hình:
b. Trả lời câu hỏi:
Tại sao không nên chỉ ăn đạm có nguồn gốc động vật hoặc chỉ ăn đạm có nguồn gốc thực vật?
Trả lời:
– Đạm có nguồn gốc động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Ngược lại, đạm có nguồn gốc thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm có nguồn gốc động vật và đạm có nguồn gốc thực vật.
3. Quan sát, đọc và trả lời:
a. Quan sát và đọc thông tin trong hình:
b. Trả lời câu hỏi:
Cần ăn những loại chất béo như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Trả lời:
– Chúng ta cần phải ăn những chất béo có nguồn gốc từ thực vật (dầu của vừng, lạc, đậu nành…) để cơ thể dễ hấp thụ và tốt cho hệ tim mạch.
4. Đọc và trả lời:
a) Đọc nội dung sau:
Hằng ngày, chúng ta thường sử dụng các thức ăn chứa chất đạm, chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật. Cả hai loại chất này đều cần thiết cho cơ thể.
Để có sức khoẻ tốt, chúng ta nên ăn:
– Thường xuyên ăn cả.
– Ăn phối hợp giữa đạm có nguồn gốc động vật và đạm có nguồn gốc thực vật.
– Ăn phối hợp các loại thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật một cách hợp lí
b. Trả lời câu hỏi:
– Em thường ăn loại chất đạm, chất béo nào?
– Em cần thay đổi món ăn như thế nào để đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ chất đạm và chất béo?
Trả lời:
– Em thường ăn kết hợp chất đạm có nguồn gốc động vật và thực vật (thịt gà, thịt lợn, đậu, đỗ, cá, tôm…). Chất béo em chủ yếu ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (bơ thực vật, cá, dầu từ các loại hạt…)
– Em nhận thấy mình đang có chế độ ăn đảm bảo để cung cấp cho cơ thể đủ chất đạm và chất béo.
B. Hoạt động thực hành
1. Làm việc với phiếu học tập
a. Lấy phiếu bài tập ở góc học tập
Đọc tên các loại thức ăn, đồ uống và nối vào ô chữ ở cột A hoặc cột B cho phù hợp
b) Trao đổi với bạn bè về kết quả làm phiếu bài tập
c) Nói với bạn tên những loại thức ăn phối hợp hai loại đạm.
Trả lời:
2. Quan sát, lựa chọn và trao đổi
a) Quan sát các hình dưới đây:
b. Lựa chọn 3 loại thức ăn theo ý thích của em.
c. Trao đổi với bạn:
Ba loại thức ăn bạn chọn đã có đủ chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật chưa?
Trả lời:
b) Ba loại thức ăn theo ý thích của anh là: Cá, mứt dừa và phô mai.
c) Ba loại thức ăn này đều có đủ chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
3. Viết vào vở
Sau khi biết vì sao nên ăn phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật, trong mỗi trường hợp sau, em hãy viết tên ba loại thức ăn phù hợp với em
– Chứa chất đạm: ……………………
– Chứa chất béo: …………………….
Trả lời:
Ba loại thức ăn phù hợp với em là:
– Chứa chất đạm: đậu phụ, đậu, cá
– Chứa chất béo: đậu phộng, bơ thực vật, phô mai.
C. Hoạt động ứng dụng
Em và người thân cùng thực hiện việc ăn phối hợp thức ăn chứa đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật.