Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
Lần lượt hỏi và nghe bạn trả lời các câu hỏi dưới đây:
– Kể tên một tai nạn giao thông đường bộ mà em biết?
– Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn đó?
Trả lời:
Ví dụ:
– Một tai nạn giao thông đường bộ mà em biết: Hôm đó, Ngọc và Tâm đang đi xe trên đường thì thấy Mai đang ngồi quán nước bên đường kêu vọi tới. Nghe thầy Mai gọi, Ngọc phóng xe sang đường mà không chú ý đến phía sau có ai đi không. Cuối cùng, vì phóng sang nhanh quá khiến Ngọc bị một chú đi xe máy đâm vào đuôi xe của Ngọc khiến cả hai người té giữ đường. Cũng may, cú va chạm không quá nặng nên cả hai người chỉ bị trầy xước nhẹ bên ngoài.
– Như vậy, nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do Ngọc sang đường nhưng không xin phép.
2. Quan sát và thảo luận
a. Quan sát các hình từ 2 đến 7
b. Thảo luận để chỉ ra những hành động có thể dẫn đến tai nạn giao thông và những việc nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông
Trả lời:
Những hành động có thể dẫn đến tai nạn giao thông:
– Hình 2: đi xe đạp hàng
– Hình 3: chở hàng cồng kềnh.
– Hình 4: chở hàng cồng kềnh không có dây buộc và dùng xe không đúng chức năng để chuyên chở.
– Hình 6: xe hai bánh đi vào phần đường của ô tô bốn bánh
– Hình 7: cố ý vượt đèn đỏ.
Những việc nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông:
– Hình 5: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và chạy xe đạp sát lề phải.
3. Trả lời câu hỏi, lắng nghe và nhận xét
a) Từng nhóm lên trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thầy / cô giáo
b) Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn
Trả lời:
Thực hành trên lớp học
4. Đọc, trả lời và viết
Một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ là: người tham gia giao thông đi bộ hoặc đi xe không đúng phần đường quy định; đi xe đạp hàng 3,4; phóng nhanh, vượt ẩu. Vì vậy, để giảm thiểu tai nạn giao thông cần phải học và thực hiện đúng luật giao thông.
b) Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi: Bạn làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
Trả lời:
Để thực hiện an toàn giao thông, chúng ta cần: Chấp hành đúng những luật lệ an toàn giao thông (luôn đi đúng phần đường của mình, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, đi ô tô phải cài dây an toàn, không đi hàng ngang, không lạng lách, đánh võng, không chở đồ cồng kềnh, không vượt đèn đỏ…).
B. Hoạt động thực thành
1. Suy nghĩ và viết:
Em suy nghĩ và viết ra một cam kết để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?
Trả lời:
Ví dụ mẫu:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2020
BẢN CAM KẾT PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Tôi tên là: Nguyễn Thị Hải Yến
Học lớp: 5C trường tiểu học Đống Đa, thành phố Hà Nội
Hưởng ứng tháng an toàn giao thông đường bộ, tôi xin cam kết thực hiện tốt một số điều như sau:
+ Đi bộ trên vỉa hè.
+ Không chạy giỡn, đá bóng dưới lòng đường
+ Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
+ Đội mũ bảo hiểm và đi sát lề phải khi chạy xe đạp.
+ Không đi xe đạp hàng 3.
+ Không sử dụng ô, dù khi tham gia giao thông.
Chấp hành nghiêm chỉnh theo các biển báo giao thông hoặc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông./p>
Tôi xin hứa sẽ thực hiện tốt những điều đã nêu trên.
Người cam kết
Nguyễn Thị Hải Yến
2. Xây dựng cam kết (Thực hành trên lớp học)
a) Chia sẻ cam kết phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ mà em đã viết với các bạn trong nhóm
b) Cả nhóm tập hợp, điều chỉnh lại thành bản cam kết chung của cả nhóm về phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
c) Treo bản cam kết lên góc học tập hoặc nơi quy định theo yêu cầu của thầy / cô giáo
d) Các nhóm đi tham quan bản cam kết của nhóm bạn.
C. Hoạt động ứng dụng
Nhắc người thân và cùng thực hiện những điều đã cam kết để phòng tránh tai nạn giao thông