Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế
Kể tên những đồ dùng bằng thủy tinh mà em biết
Trả lời:
Những đồ dùng bằng thủy tinh mà em biết là:
+ Bóng đèn điện
+ Cửa kính
+ Chai thủy tinh
+ Cốc, ly, bình hoa
+ Kính….
2. Chơi trò chơi “ai nhanh, ai đúng”
Thi xem nhóm nào đưa ra được nhiều câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau trong một thời gian ngắn nhất:
a. Dựa vào tính chất trong suốt, người ta dùng thủy tinh để làm gì?
b. Dựa vào tính chất không gỉ, không bị hút ẩm, không bị axit ăn mòn, người ta dùng thủy tinh để làm gì?
Trả lời:
a. Dựa vào tính chất trong suốt, người ta dùng thủy tinh đế làm cửa kính, mắt kính, chai, lọ.
b. Dựa vào tính chất không gỉ, không bị hút ẩm, không bị axit ăn mòn, người ta dùng thủy tinh để làm gì?
3. Trình bày
Dựa vào sơ đồ dưới đây để trình bày quy trình sản xuất thủy tinh
Trả lời:
Quy trình sản xuất thủy tinh gồm có các bước sau đây:
– Bước 1: Trộn cát trắng và một số thành phần khác.
– Bước 2: Nấu chảy hỗn hợp đó ở nhiệt độ cao để tạo thành thủy tinh nhão
– Bước 3: Để nguội tạo thành thủy tinh dẻo
– Bước 4: Ép và thổi ra các dạng đồ vật có hình thù khác nhau.
4. Đọc và trả lời:
a. Đọc nội dung sau:
Thuỷ tinh được làm từ cát trăng và một số chất khác.
Thuỷ tinh trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn.
Ngoải ra còn có thuỷ tinh chất lượng cao (rất trong; chịu được nóng lạnh; bền, khó vỡ) dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ông nhòm.
Đồ dùng thuỷ tinh bị hư hỏng có thể tái chế. Vì vậy, chúng cần được thu gom và để đúng nơi quy định. Việc làm này vừa đảm bảo an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
b. Trả lời câu hỏi:
– Thủy tinh được làm từ những vật liệu nào?
– Để sử dụng an toàn những đồ dùng bằng thủy tinh cần chú ý điều gì?
Trả lời:
+ Thủy tinh được làm từ cát trắng và một số chất khác.
+ Để sử dụng an toàn những đồ dùng bằng thủy tinh, cần cẩn thận, nhẹ nhàng và tránh va chạm mạnh.
+ Đồ dùng thủy tinh bị hư hỏng có thể tái chế. Vì vậy, chúng cần được thu gom và để đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
B. Hoạt động thực thành
1. Em có nhận xét gì về những mảnh vỡ của đồ dùng bằng thủy tinh?
Trả lời:
Quan sát những mảnh vỡ của đồ dùng thủy tinh ta thấy, những mảnh vỡ của đồ dùng bằng thủy tinh rất sắc và nhọn.
2. Khi những đồ dùng bằng thủy tinh bị vỡ thì em cần làm gì?
Trả lời:
Khi những đồ dùng bằng thủy tinh vỡ, em sẽ cẩn thận lấy chổi gom lại một chỗ, lấy xúc rác hốt những mảnh vỡ vào túi ni lông buộc chắc chắn rồi bỏ vào thùng rác.
C. Hoạt động ứng dụng
Thực hiện sử dụng an toàn và bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.