Khoa học 5 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

1. Liên hệ thực tế

a. Qua bài trước, các bạn đã biết loài cây nào trồng từ hạt?

b. Chia sẻ cách trồng cây từ hạt

c. Vì sao cây con phát triển tốt (hoặc phát triển chưa tốt)?

Trả lời:

a. Một số loài cây được trồng từ hạt là: cây lạc, cây ngô, cây đậu, cây vừng…

b. Cách trồng cây lạc từ hạt là:

Bước 1: Làm tơi đất sau đó tạo thành từng rãnh cạn

Bước 2: Bỏ một ít phân lân hoặc phân hữu cơ vào từng rãnh đất ấy.

Bước 3: Rải một ít đất mùn lên trên chỗ phân vừa rải (để hạt giống không tiếp xúc trực tiếp với phân tránh hạt giống bị thối)

Bước 4: Ta bỏ lạc vào trồng, các hạt lạc để cách nhau khoảng 10cm rồi vùi một lớp đất lên trên các hạt lạc đó.

c. Sau 4 đến 5 ngày cây lạc sẽ nhú mầm lên trên mặt đất. Cây lạc sẽ phát triển tốt khi chúng ta chăm sóc, bón phân, tưới nước, làm cỏ cho cây đầy đủ. Ngược lại, nếu cây thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, không được chăm sóc thì cây sẽ không phát triển tốt.

2. Quan sát, đọc và trao đổi

– Nói lại với bạn quá trình phát triển của cây mướp?

– Dự đoán xem bên trong hạt mướp có gì để hạt mọc thành cây?

Trả lời:

– Quá trình phát triển của cây mướp là: hạt mướp già -> gieo xuống đất ẩm -> cây mướp non hai lá mầm -> cây mướp nhiều lá -> cây mướp ra hoa, quả non -> cây mướp có quả lớn -> quả mướp già và hạt mướp già.

– Theo em, bên trong hạt mướp có phôi. Đây là bộ phận giúp hạt mọc thành cây.

3. Quan sát và chỉ trên hình vẽ các bộ phận của hạt

Trả lời:

– Các bộ phận của hạt bao gồm: vỏ hạt, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

– Một số loài cây có thể mọc từ hạt là: cây đậu, cây lạc, cây ngô, cây quýt, cây chanh, cây mơ, cây đào…

B. Hoạt động thực thành

Quan sát, vẽ và chú thích các bộ phận của hạt

a. Lấy hạt một loài cây đã được ngâm nước ở góc học tập rồi quan sát bên ngoài hạt

b. Tách đôi hạt theo đường rãnh của hạt

c. Quan sát kĩ các bộ phận bên trong hạt và chia sẻ với bạn những điều quan sát được?

d. Vẽ vào vở và chú thích các bộ phận quan sát của hạt.

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

a. Em quan sát hạt đậu đen đã được ngâm trong nước. Quan sát bề ngoài em thấy hạt được bọc một lớp vỏ màu đen bóng.

b. Tách đôi hạt đậu ra theo đường rãnh

c. Khi tách hạt đậu ra làm đôi ta thấy bên trong có hai lá phôi nhỏ ở trên đầu hạt màu trắng, phần còn lại là chất dinh dưỡng dự trữ của hạt, bên ngoài cùng là lớp vỏ màu đen.

d. Vẽ và chú thích các bộ phận của hạt:

C. Hoạt động ứng dụng

Trồng và chăm sóc cây non

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1015

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống