Chương 3: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 19 trang 140 ngắn nhất: Âm mưu và hành động mới của Pháp – Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 như thế nào?

Trả lời:

* Âm mưu:

– Mĩ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

* Hành động:

– Ngày 23 – 12 – 1950, Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế – tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai.

– Tháng 9 – 1951: Mĩ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ nhằm ràng buộc Bảo Đại.

– Dựa vào viện trợ của Mĩ, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đưa chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 19 trang 141 ngắn nhất: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã có những quyết định gì? Nêu ý nghĩa lịch sử của Đại hội.

Trả lời:

• Từ ngày 11 đến ngày 19 – 2. 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương ở Chiêm Hoá – Tuyên Quang. Đại hội đã có một số quyết định quan trọng sau:

– Quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương, ở mỗi nước sẽ thành lập một Đảng riêng để lãnh đạo từng nước đấu tranh.

– Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

– Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ mới, quyết định xuất bản báo Nhân dân – cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng.

– Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư Đảng.

• Ý nghĩa: Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 19 trang 143 ngắn nhất: Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước đông – xuân năm 1953 – 1954, hậu phương kháng chiến đã phát triển như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế?

Trả lời:

• Về chính trị:

– Đại hội toàn quốc hống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).

– Thành lập Liên minh Việt – Miên – Lào để tăng cường đoàn kết của ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

– Phong trào thi đua yêu nước ngày càng được thấm sâu, lan rộng trong các ngành.

• Về kinh tế:

– Chính phủ mở rộng cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.

– Đề ra chính sách nhắm chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính ngân hàng, thương nghiệp.

– Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

• Về văn hóa, giáo dục, y tế:

– Ta tiếp tục cải cách giáo dục, thực hiện phương châm: “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ xã hội”.

– Thực hiện cuộc vận động vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.

– Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được coi trọng. Bệnh xá, bệnh viện,… được quan tâm xây dựng.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 19 trang 145 ngắn nhất: Thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân ta sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến trước đông xuân 1953 – 1954 được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

* Chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ

– Quân ta liên tục mở ba chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hao Thám, và chiến dịch Quang Trung. Đây đều là những chiến dịch có quy mô lớn, đánh và vùng trung du và đồng bằng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

* Chiến dịch Hoà Bình đông – xuân 1951 – 1952

– Trong đông – xuân năm 1951 – 1952, ta mở chiến chiến dịch Hòa bình nhằm phá tan kế hoạch bình định của địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích.

Sau 3 tháng chiến đấu, ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình – sông Đà, căn cứ du kích của ta được mở rộng.

* Chiến dịch Tây Bắc thu – đông năm 1952

– Thu – đông năm 1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. Kết quả, ta đã giải phóng được tỉnh Nghĩa Lộ và gần hết tỉnh Sơn La, bốn huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái.

* Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953

– Xuân – hè năm 1953, ta mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. Kết quả, ta đã giải phóng được toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì.

Bài 1 trang 145 Lịch Sử 12 ngắn nhất: Lập niên biểu những thắng lợi tiêu biểu của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị – ngoại giao, kinh tế – tài chính trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953 – 1954.

Trả lời:

Mặt trận Thắng lợi tiêu biểu
Quân sự Năm 1950 – 1951: Ba Chiến dịch: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ đều giành thắng lợi, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Năm 1951 – 1952: Chiến dịch Hòa Bình thắng lợi đã giải phóng được khu vực Hòa Bình – sông Đà rộng 2000 km2 với 15 vạn dân, căn cứ du kích mở rộng từ Bắc Giang xuống Hòa Bình.
Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952 giành thắng lợi đã giải phóng 28.000 km2 với 25 vạn dân gồm Nghĩa Lộ, Sơn la (trừ Nà sản), Yên Bái, 4 huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.
Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952 giành thắng lợi đã giải phóng 28.000 km2 với 25 vạn dân gồm Nghĩa Lộ, Sơn la (trừ Nà sản), Yên Bái, 4 huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.
Chính trị – ngoại giao Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương (11 đến 19 – 2 – 1951) đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng.
Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (3 đến 7 – 3 – 1951)
Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào (11 – 3 – 1951) nhằm tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Kinh tế – tài chính Năm 1952:
– Mở cuộc vận động lao động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
– Đề ra chính sách chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
Năm 1953: phát động quần chúng gia triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 913

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống