Chương 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên Bang Nga (1991 – 2000)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 2 trang 14 ngắn nhất: Nêu những thành tựu chính của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Trả lời:

Trong những năm 1945-1950: Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trước thời hạn.

    + Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh.

    + Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đạt mức trước chiến tranh.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 2 trang 14 ngắn nhất: Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu là gì?

Trả lời:

Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nhiều khó khăn và đạt được một số thành tựu:

   + Tiến hành xây dựng nền công nghiệp, điện khí hoá toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp nên hàng chục lần.

   + Nông nghiệp phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm của nhân dân.

→ Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã trở thành các quốc gia công – nông nghiệp.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 2 trang 14 ngắn nhất: Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Trả lời:

• Sự ra đời: Tháng 1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Tiệp Khắc, Rumani). Cộng hòa Dân chủ Đức gia nhập vào năm 1950.

• Vai trò

   + Giúp đỡ các nước thành viên, thúc đẩy sự tiến bộ về kỹ thuật và kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Liên Xô chính là nước giữ vai trò quyết định trong khối SEV.

   + Một số hạn chế trong hoạt động của tổ chức này: chưa hòa nhập với đời sống kinh tế thế giới, việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào cuộc sống còn chậm…

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 2 trang 17 ngắn nhất: Lập niên biểu các sự kiện quan trọng ở Liên Xô trong thời gian tiến hành cải tổ (1985 – 1991).

Trả lời:

Thời gian Sự kiện
3/1985 M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.
1991 Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.
8/1991 Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
21/12/1991 Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.
25/12/1991 Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 12 Bài 2 trang 18 ngắn nhất: Nêu những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 – 2000.

Trả lời:

Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”.

• Trong giai đoạn đầu 1990 – 1995: kinh tế bị suy yếu, chính trị chưa ổn định.

• Giai đoạn 1995 – 2000: Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi.

• Từ năm 2000: V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy, Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố,…

Bài 1 trang 18 Lịch Sử 12 ngắn nhất: Lập niên biểu những sự kiện chính của Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 – 1991.

Trả lời:

Thời gian Liên Xô Các nước Đông Âu
1945-1950 – Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. – Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định.
– 8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.
1950 – 1970 – Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. – Thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm.
+ Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. – Từ những nước nghèo trở thành các quốc gia công – nông nghiệp.
+ Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu.
+ Khoa học kỹ thuật: đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc.
+ Trình độ học vấn của người dân tăng cao.
+ Tiếp tục giúp đỡ các nước Xã hội chủ nghĩa.
Những năm 70 đến năm 1991 + 1973: Khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô. + Cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô tác động mạnh tới các nước Đông Âu.
+ Nền kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái. + Nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.
+ 3/1985: M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. + Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng.
+ 1991: Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. + Nước Đức được thống nhất (Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức).
+ 8/1991: Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
+ 21/12/1991: Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.
+ 25/12/1991: Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Bài 2 trang 18 Lịch Sử 12 ngắn nhất: Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

Trả lời:

• Do đường lối lãnh đạo chủ quan , duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ; thiếu công bằng và bất mãn trong quần chúng.

• Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạn trì trệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội.

• Khi tiến hành cải tổ lại phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

• Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 904

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống