Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 69: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh.

Trả lời:

Nhận xét:

– Sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt, các làng, xã chia ruộng đất cho nhân dân cày cấy và thu thuế.

– Nhà Trần khuyến khích khẩn hoang, ban thái ấp cho các vương hầu làm cho ruộng đất tư hữu thời Trần ngày càng nhiều.

⇒ Sau chiến tranh, kinh tế nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 70: Tình hình thủ công nghiệp thời Trần như thế nào?

Trả lời:

Thủ công nghiệp rất phát triển:

– Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng.

– Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phát triển nổi bật là nghề làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy…

– Ngoài những nghề thủ công truyền thống, nhiều ngành nghề mới xuất hiện như đóng thuyền, đi biển, khai khoáng…

– Một số thợ thủ công nghiệp tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề, các mặt hàng thủ công ngày càng tốt hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 15 trang 70: Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?

Trả lời:

Xã hội thời Trần gồm có các tầng lớp sau:

– Vương hầu, quý tộc: Có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ những chức vụ trọng yếu, ngày càng có nhiều ruộng tư hữu.

– Địa chủ: Giàu có, nhiều ruộng đất, thực hiện phát canh – thu tô.

– Nông dân: Là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, cày ruộng công của nhà nước.

– Thợ thủ công, thương nhân: Chiếm một tỷ lệ nhỏ và số lượng ngày càng đông lên.

– Nông nô, nô tì: Tầng lớp thấp kém nhất, bị lệ thuộc và bóc lột nặng nề.

Bài 1 trang 70 Lịch Sử 7: Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì mới?

Trả lời:

Điểm mới:

Thủ công nghiệp:

– Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng.

– Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phát triển nổi bật là nghề làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy…

– Ngoài những nghề thủ công truyền thống, nhiều ngành nghề mới xuất hiện như đóng thuyền, đi biển, khai khoáng…

– Một số thợ thủ công nghiệp tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề, các mặt hàng thủ công ngày càng tốt hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

Thương nghiệp:

– Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi làm xuất hiện một số thương nhân thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.

– Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, chợ lớn.

– Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

Bài 2 trang 70 Lịch Sử 7: Em hãy trình bày vài nét về tình hình xã hội thời Trần?

Trả lời:

Tình hình xã hội thời Trần:

– Vương hầu, quý tộc: Có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ những chức vụ trọng yếu, ngày càng có nhiều ruộng tư hữu.

– Địa chủ: Giàu có, nhiều ruộng đất, thực hiện phát canh – thu tô.

– Nông dân: Là tầng lớp đong đảo nhất trong xã hội, cày ruộng công của nhà nước, nông dân lĩnh canh đông hơn trước.

– Thợ thủ công, thương nhân: Chiếm một tỷ lệ nhỏ và số lượng ngày càng đông lên.

– Nông nô, nô tì: Tầng lớp thấp kém nhất, bị lệ thuộc và bóc lột nặng nề.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 918

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống