Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 17 trang 81: Thời Lý – Trần nhân dân ta đã phải đối đầu với những cuộc xâm lược nào? (Thời gian? Lực lượng quân xâm lược?)
Trả lời:
Những cuộc xâm lược Thời gian | Lực lượng quân xâm lược |
Quân xâm lược Tống | 1075 – 1077 10 vạn bộ binh, 20 vạn dân phủ |
Quân xâm lược Mông Cổ (lần 1) | 1258 3 vạn |
Quân xâm lược Nguyên (lần 2) | 1285 50 vạn |
Quân xâm lược Nguyên (lần 3) | 1287 – 1288 30 vạn |
Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 17 trang 81: Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông – Nguyên thời Trần.
Trả lời:
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý | Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần | |
Thời gian | 1075 – 1077 | Lần 1: 1258 Lần 2: 1285 Lần 3: 1287 – 1288 |
Đường lối chống giặc | Đường lối chung: Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta. Giai đoạn 1: chủ động tấn công trước để tự vệ… Giai đoạn 2: chủ động xây dựng phòng tuyến phản công tiêu hao lực lượng, buộc chúng đầu hàng rút quân về nước. | Khi giặc mạnh rút lui bảo toàn lực lượng Thực hiện “vườn không nhà trống”. Khi giặc lâm vào thế khó khăn phản công tiêu diệt. Trong lần 3 diệt đoàn thuyền lương, lập trận địa trên sông Bạch Đằng. |
Những tấm gương tiêu biểu | Lý Thường Kiệt, Thân Cảnh Phúc, Lí Kế Nguyên… | Trần Quốc Tuấn , Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toàn… |
Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc | Sự đoàn kết giữa quân đội triều đình với đồng bào dân tộc miền núi do các tù trưởng chỉ huy. | Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện “vườn không nhà trống”. Nhân dân phối hợp với quân triều đình tiêu diệt giặc. |
Nguyên nhân thắng lợi | Ý chí độc lập tự chủ của toàn dân, sức mạnh đoàn kết dân tộc. Tài mưu lược của anh hung Lý Thường Kiệt. | Tinh thần đoàn kết toàn dân. Chiến lược chiến thuật tài tình của vua quan nhà Trần. Sự đóng góp quan trọng của các danh tướng. |
Ý nghĩa lịch sử | Buộc nhà Tống phải bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. Nền độc lập tự chủ được bảo vệ. | Đập tan ý chí xâm lược của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam. Củng cố khối đoàn kết toàn dân. |
Bài 1 trang 81 Lịch Sử 7: Nước Đại Việt thời Lý – Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì? (kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – nghệ thuật)
Trả lời:
Thành tựu | Thời Lý | Thời Trần |
Kinh tế – | Nông nghiệp: Nhà nước quan tâm đến khai hoang, thủy lợi nên nông nghiệp có bước phát triển. Thủ công nghiệp: Sản xuất ra nhiều mặt hàng tinh xảo, cần kĩ nghệ cao. – Thương nghiệp: Mở mang, Vân Đồn, Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán | – Nông nghiệp: Khuyến khích khai hoang, diện tích canh tác được mở rộng nông nghiệp phát triển. – Thủ công nghiệp: Nghề truyền thống tiếp tục phát trển. Nghề mới xuất hiện như đóng thuyền, đi biển, khai khoáng… Xuất hiện các làng nghề, phường nghề. – Thương nghiệp: Buôn bán tấp nập. |
Văn hóa | Đạo Phật trở thành tôn giáo độc tôn, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính. Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong nhân dân tiếp tục phát triển phong phú, đa dạng. | Đạo Phật phát triển nhưng không độc tôn như nhà Lý, Nho giáo ngày càng được coi trọng. Các hình thức sinh hoạt văn hóa trong nhân dân tiếp tục phát triển phong phú, đa dạng. |
Giáo dục | – Giáo dục bước đầu được quan tâm phát triển. – Cho xây dựng Văn Miếu. – Mở khoa thi. | – Giáo dục phát triển mạnh, sử dụng khoa cử để tuyển chọn quan lại. – Các lộ, phủ đều có trường công và xuất hiện các trường tư ở làng xã. |
Khoa học – Nghệ thuật | – Khoa học bước đầu được quan tâm. – Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với trình độ tinh vi, thanh thoát. – Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị đã được xây dựng. | – Các ngành khoa học như Sử học, thiên văn học, y học đều được quan tâm và có những bước tiến quan trọng. – Kỹ thuật: chế tạo ra được súng thần cơ và đóng được thuyền lớn. |
Bài 2 trang 81 Lịch Sử 7: Lập bảng thống kê những sự kiện sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lịch sử nước ta thời Lý – Trần theo trình tự thời gian và nội dung (niên đại và sự kiện).
Trả lời:
Thời gian | Sự kiện chính |
1009 | Nhà Lý được thành lập |
1010 | Rời đô về Thăng Long |
1042 | Ban hành bộ luật Hình Thư |
1075 – 1077 | Kháng chiến chống Tống |
1226 | Nhà Lý sụp đổ, nhà Trần được thành lập |
1258 | Kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ |
1285 | Kháng chiến lần hai chống quân xâm lược Nguyên. |
1287 – 1288 | Kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên |
1288 | Chiến thắng Bạch Đằng |
1400 | Nhà Trần sụp đổ. |